4 biểu hiện không nhầm lẫn vào đâu được của kẻ đạo đức giả, đừng thân thiết

11:13, Thứ hai 18/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Đối với người thật lòng, lời hứa là danh dự, uy tín và quan trọng. Họ không hứa thì thôi, một khi đã hứa sẽ tìm mọi cách để thực hiện chúng. Nhưng với người giả tạo thì ngược lại.

Tìm kiếm sự chú ý

Người sống giả tạo vốn rất chú trọng đến vẻ bề ngoài, ưa danh tiếng và thường hay tìm kiếm sự chú ý từ mọi người xung quanh.

Trong khi đó người thật lòng lại ngược lại, họ chỉ lo tập trung vào công việc chính của mình, không muốn gây những điều tiếng ồn ào không cần thiết. Vậy mới nói, người không có gì thường nổ như pháo hoa. Còn người có tâm sáng như ngọc quý lại thủ thế giữ mình.

Người sống giả tạo vốn rất chú trọng đến vẻ bề ngoài, ưa danh tiếng và thường hay tìm kiếm sự chú ý từ mọi người xung quanh. (ảnh minh họa)

Người sống giả tạo vốn rất chú trọng đến vẻ bề ngoài, ưa danh tiếng và thường hay tìm kiếm sự chú ý từ mọi người xung quanh. (ảnh minh họa)

Dễ dàng hứa hẹn nhưng chẳng bao giờ thực hiện

Đối với người thật lòng, lời hứa là danh dự, uy tín và quan trọng. Họ không hứa thì thôi, một khi đã hứa sẽ tìm mọi cách để thực hiện chúng. Nhưng với người giả tạo thì ngược lại.

Lời hứa với họ chỉ như gió thoảng mây bay. Họ cứ thế hứa đã, nhưng thực hiện hay không sẽ là một câu chuyện khác.

Người giả tạo sống theo tiêu chỉ: Trời không vì mình trời chu đất diệt, theo hướng hoàn toàn tiêu cực. (ảnh minh họa)

Người giả tạo sống theo tiêu chỉ: Trời không vì mình trời chu đất diệt, theo hướng hoàn toàn tiêu cực. (ảnh minh họa)

Chỉ giúp người khác khi có lợi cho mình

Người giả tạo sống theo tiêu chỉ: Trời không vì mình trời chu đất diệt, theo hướng hoàn toàn tiêu cực. Họ chỉ biết đến mình, làm mọi thứ vì mình, thậm chí lòng tốt họ ban phát cũng phải thu được lợi cho mình.

Ngược lại thì nếu việc đó chẳng mang lại lợi lộc gì họ sẽ tìm cách né tránh. Thậm chí dù người kia đang trong cơn thập tử nhất sinh, họ cũng sẽ bàng quang.

Tâm lý chung của người đạo đức giả là họ chẳng có cảm giác an toàn.  (ảnh minh họa)

Tâm lý chung của người đạo đức giả là họ chẳng có cảm giác an toàn. (ảnh minh họa)

Rất thích chỉ trích

Tâm lý chung của người đạo đức giả là họ chẳng có cảm giác an toàn. Thấy người khác thành công hơn mình, họ thường cảm thấy bị đe dọa, coi thường, tìm cách trù dập, chỉ trích, không tiếc lời gièm pha nói xấu người đó.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Truy Nguyệt
Từ khóa: