4 cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón

11:00, Thứ sáu 15/06/2018

( PHUNUTODAY ) - Thời tiết nóng nực kết hợp cùng việc ăn uống không điều độ và không uống đủ nước khiến trẻ sơ sinh và cả trẻ nhỏ có thể mắc một số loại bệnh về đường tiêu hóa. Trong đó bệnh táo bón là nhiều nhất.

 1. Nguyên nhân dẫn đến bé bị táo bón

49861-cach-chua-tri-benh-tao-bon-cho-tre-nho

Khi trẻ sơ sinh bị bệnh táo bón thường là do chế độ ăn hàng ngày của mẹ không đủ xơ do ít ăn rau củ, thừa đạm và uống sữa ngoài (một số loại sữa có tính nóng)Cũng có thế do trẻ sơ sinh bị táo bón do được bú chưa đủ nên chưa tạo thành phân hoặc cũng do thói quen hoặc chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ ăn cay nóng. Nếu trong thời gian bú, mẹ nào mà vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong những thực phẩm này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây ra hiện tượng táo bón.

Đối với những bé hiếu động, ham hoạt động, thích lật mình…thì cơ thể của bé sẽ mất một lượng nước nhiều hơn so với các trẻ khác. Các mẹ cần phải cho bé bú nhiều hơn và trong khi bú thì hạn chế đổi bên để bé ít phải vận động thêmĐối với những trẻ ăn dặm sớm ( đây là điều không được khuyết khích ) thì nguyên nhân chính là từ trong khẩu phần ăn của bé thiếu chất xơ, ít các loại rau củ và sẽ dẫn đến táo bón.

Trẻ sơ sinh bị sốt, ho, cảm phải dùng đến thuốc kháng sinh gây ra rối loạn tiêu hóa điều này cũng dẫn đến táo bón.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

tao-bon-o-tre

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng 3 đến 5 ngày bé mới đi ngoài một lần. Tuy nhiên số lần đi ngoài chỉ là một trong các tiêu chí để nhận biết bé bị táo bón. Có một số bé dù 3 ngày mới đi ngoài nhưng phân vẫn mềm, bé đi ngoài dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn với các bé đi ngoài 1 lần 1 ngày nhưng phân khô cứng, bé đi ngoài khó khăn thì cũng có nghĩa là bé bị táo bón

Mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh như sau:

- Bé đi ngoài ít hơn so với bình thường.

- Phân cứng khô.

- Bé khóc, tỏ ra đau đớn khi đi ngoài.

Hậu quả táo bón ở trẻ sơ sinh

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng táo bón nếu không được điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng và mỗi lần như vậy bé cũng rất sợ phải đi đại tiện dẫn đến giãn hậu môn có thể gây rách hậu môn

3. Cách chữa trị

tre-bi-tao-bon-nen-an-gi11519272140

Khi bé sơ sinh bị táo bón không phải do nguyên nhân bệnh lí thì mẹ hoàn toàn có thể chữa trị cho bé tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh mẹ nên áp dụng:

- Bổ sung chất lỏng: Mẹ cần đảm bảo cơ thể bé luôn được cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết bằng cách cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều hơn bình thường.

- Bổ sung chất xơ: Chất xơ thực vật có tác dụng rất hiệu quả trong việc giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Chúng có khả năng khiến phân mềm, xốp từ đó giúp bé hết táo bón. Đối với bé bú sữa mẹ thì mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé qua sữa mẹ.

Mẹ nên ăn nhiều loại rau, củ, quả và một số loại ngũ cốc, hạt khô. Ngoài ra mẹ cũng cần hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ và các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà.

- Xoa bụng cho bé: Mẹ có thể giúp bé dễ chịu hơn bằng cách nhẹ nhàng xoa bụng cho bé. Mẹ đặt hai ngón tay gần rốn của bé, ấn nhẹ và từ từ xoa theo chiều kim đồng hồ. Mẹ thực hiện 3 đến 4 lần 1 ngày.

- Thay đổi nhãn hiệu sữa: Đối với các bé uống sữa công thức mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sữa phù hợp hơn cho bé. Mẹ cũng lưu ý pha sữa theo đúng tỉ lệ hướng dẫn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thu