So sánh khoảng cách giữa các vạch trên vỏ dưa
Có thể bạn chưa biết, những người nông dân thường có câu: "Đường rộng dưa hấu chín, đường hẹp dưa hấu non". Đường ở đây chỉ những vạch dọc trên vỏ quả dưa hấu. Nếu khoảng cách giữa các vạch tương đối rộng nghĩa là dưa đã chín già, ăn sẽ ngọt hơn. Nếu khoảng cách dữa các vạch hẹp là dưa còn non.
Mảng da vàng trên vỏ dưa hấu
Bạn nên những quả dưa có đốm rám vàng lớn. Nếu thấy vỏ màu xanh nhạt và chỉ hơi vàng thì quả dưa đó còn non. Vỏ dưa xanh đậm và có một đã chuyển màu vàng cam hay vàng kem thì đó là dưa đã chín già.
Nhìn cuống dưa
Dưa mới hái thì phần cuống sẽ tươi xanh. Dưa này có thể còn non và bị hái quá sớm. Quả dưa có phần cuống héo, chuyển màu nghĩa là dưa đã để lâu, bị mất nước, phần ruột có thể bị bủng. Nên chọn những quả dưa cuống hơi héo, hơi xoăn, không quá to. Đó là dưa đã chín già.
Quan sát đáy quả dưa
Hãy quan sát phần đáy của quả dưa. Nếu thấy đáy có vòng tròn to thì không chọn vì dưa như vậy thường không nhiều nước và không ngọt. Nên chọn những quả có vòng tròn dưới đáy nhỏ. Tuy nhiên quả dưa này có nhược được là thường có vỏ dày hơn một chút.
Dấu hiệu dưa hấu bị bơm nước, tiêm nitrat
Lớp vỏ dưa màu vàng
Để nhận biết xem dưa có bị bơm nước hay natri hay không, bạn hãy quan sát phần vỏ. Khi bổ dưa hấu, hãy chú ý đến phần vỏ trắng. Nếu lớp vỏ này có màu vàng chứa không phải màu trắng thì đó là dưa đã bị tiêm nitrat.
Dưa hấu có lỗ
Nếu thấy trên vỏ dưa hấu có lỗ sâu, nhỏ thì đó là vết kim tiêm dùng để bơm nitrat vào dưa. Ngay cả khi lỗ này không phải vết tiêm thì nó cũng khiến dưa nhanh hỏng và kém ngon hơn những quả còn nguyên vẹn.