4 "sát thủ" chính trong nhà bếp, chú ý kẻo sức khỏe bị tổn hại lúc nào không hay

( PHUNUTODAY ) - Nhà bếp chính là nơi có thể đáp ứng một trong những nhu cầu lớn nhất của con người đó là ăn uống. Tuy nhiên, 4 điều này trong nhà bếp lại sẽ có thể là những sát thủ thầm lặng, gây tổn hại đến sức khỏe của gia đình lúc nào không hay.

 1. Thức ăn để qua đêm

- Rau lá xanh để qua đêm: Rau sau khi được bảo quản và hâm nóng trong thời gian dài sẽ càng dễ bị mất đi nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và chất diệp lục. Không những vậy, mùi vị của rau cũng có sự thay đổi lớn và dễ bị hư. Hơn nữa, hàm lượng nitrat trong rau lá xanh tương đối cao vì vậy nếu để quá lâu sau khi nấu, nitrat sẽ bị khử thành nitrit, không tốt cho sức khỏe.

- Hải sản để qua đêm: Hải sản sau khi nấu không ăn hết để qua đêm sẽ rất dễ sinh ra các sản phẩm thoái hóa protein, gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, khó chịu đường tiêu hóa và có thể làm tổn thương chức năng gan thận.

tom-luoc-cho-ngan-dong

- Nấm mèo trắng để qua đêm: Nấm mèo trắng hay còn gọi là mộc nhĩ trắng bị để lâu sau khi nấu chín sẽ khiến nitrat bị khử thành nitrit. Việc cơ thể hấp thụ nhiều nitrit sẽ làm giảm hoạt động của hồng cầu, gây thiếu oxy và thiếu máu.

- Khoai tây, khoai môn, bánh hấp để qua đêm: Loại thực phẩm này tương đối dễ sinh vi khuẩn sau khi chế biến. Những thứ này có thể ăn vào bữa sau nếu bữa trước không ăn hết, nhưng tốt nhất không nên để qua đêm.

Chính vì vậy, bạn nên chế biến thức ăn vừa đủ là tốt nhất. Nếu thức ăn nhiều thì nên cho vào tủ lạnh khi còn nóng, để đúng chỗ và nhớ hâm nóng trước khi ăn

2. Bát đĩa xếp chồng lên nhau sau khi rửa

Sau khi rửa bát đĩa hay đồ dùng rồi xếp chồng lên nhau sẽ rất khó làm khô và dễ sinh ra các vi khuẩn gây bệnh như gây viêm dạ dày ruột cấp tính, nôn mửa và tiêu chảy, thậm chí mất nước và sốc, nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, bát đĩa, dụng cụ nấu ăn còn là vật trung gian truyền vi khuẩn Helicobacter pylori, nhiều bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày cũng có liên quan đến loại vi khuẩn này. Vì vậy, bạn nên hạn chế đặt các bộ đồ ăn chồng lên nhau mà hãy dựng đứng và xả nước để hạn chế sự sinh sôi vi khuẩn

3. Lõi nhôm bên trong của nồi cơm đã cũ

Chất liệu của phần lõi nồi cơm điện thường được làm từ nhôm kim loại và tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Nếu nồi bị nhão hoặc các ion nhôm hòa tan sẽ làm hỏng hương vị của thức ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, sự kết hợp phổ biến nhất của lớp lót nồi cơm điện gia dụng là lớp lót nhôm cùng với lớp phủ. Một khi lớp tráng rơi ra nhiều, nguy cơ tiếp xúc trực tiếp giữa thực phẩm và lớp lót nhôm sẽ tăng lên. Sử dụng lâu dài có thể khiến lượng nhôm hấp thụ vào cơ thể vượt quá tiêu chuẩn, gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, cho dù lớp phủ có bị hỏng hay không, nếu lớp lót nồi bị xước nhiều thì nên thay một lõi nồi cơm điện mới khác.

Dung-noi-com-dien-qua-lau-co-gay-ung-thu-khong-Neu-thay-co-hien-tuong-nay-ban-nen-thay-moi-ngay-2-1652760199-493-width1080height810

4. Sử dụng máy hút mùi không đúng cách

Khi nấu ăn, nếu bạn sử dụng cách chiên rán ở nhiệt độ cao và các phương pháp nấu ăn khác trong môi trường bếp kín, giá trị thử nghiệm ô nhiễm không khí PM2.5 trung bình là gần 800ug/m3. Hít phải muội than trong thời gian ngắn có thể gây kích ứng mạnh đối với miệng, mũi, mắt và niêm mạc... Do đó, phương pháp chế biến nên hấp, luộc nhiều hơn, chiên rán ít hơn và những bạn nào có máy hút mùi ở nhà thì nên bật sớm tắt muộn và nhớ vệ sinh ống dẫn máy hút mùi thường xuyên nhé.

Theo:  xevathethao.vn copy link