Nếu bạn có 4 sở thích sau, đừng quên ghi vào CV để tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Trường hợp bạn chưa biết cách viết CV chuyên nghiệp, hãy truy cập ngay https://vietcv.io/ - trang web tạo CV miễn phí dễ dàng thao tác trên cả laptop và điện thoại.
Tham gia các hoạt động tình nguyện
Với sở thích là các hoạt động tình nguyện, bạn cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người hòa đồng, dễ đồng cảm và biết chia sẻ. Đồng thời, các hoạt động này cũng cho thấy rằng bạn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp và giao tiếp tốt với mọi người. Bạn luôn là người có trách nhiệm, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và nhiệt tình trong công việc.
Bạn cũng có thể nêu ra một số chương trình tình nguyện đã tham gia để nhà tuyển dụng có cơ sở tin tưởng hơn, có thể là Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Chủ nhật xanh,... hoặc các hoạt động vì cộng đồng đã tham gia ở công ty cũ như hiến máu nhân đạo, gom quỹ đóng góp cho trẻ em vùng cao,... Những điều này sẽ dễ ghi điểm với những doanh nghiệp lớn, thường xuyên có các chương trình hỗ trợ cộng đồng.
Sở thích liên quan đến sáng tạo nội dung
Đọc sách – viết lách cũng được coi là sở thích giúp CV xin việc làm của bạn trở nên ấn tượng hơn, nhất là khi ứng tuyển vào các công việc liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật nói chung (ví dụ như marketing, truyền thông, quan hệ công chúng,...). Sở thích này cho thấy bạn là một người có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt thông qua ngòi bút, văn phong chuẩn, ngôn từ phong phú,... Tất cả những yếu tố này sẽ giúp bạn ghi điểm cộng với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, các sở thích tương tự như vẽ tranh, chụp ảnh, chỉnh sửa video,... cũng có thể được nêu trong CV. Các nhà tuyển dụng thuộc lĩnh vực như thiết kế thời trang, xây dựng thương hiệu sẽ rất thích các ứng viên có các sở thích cá nhân như thế này.
Sở thích về các bộ môn thể thao
Viết về sở thích thể thao là cách thể hiện tinh thần đồng đội cũng như kỹ năng làm việc nhóm tuyệt vời. Đối với những vị trí đòi hỏi làm việc theo nhóm thì sở thích này chính là điểm mạnh, không thể không nhắc đến khi viết CV xin việc làm. Bên cạnh đó, những môn thể thao hầu hết đều đòi hỏi người chơi có sức khỏe tốt, bền bỉ và luôn kiên trì để hoàn thành mục tiêu. Đây cũng chính là yếu tố khiến nhà tuyển dụng thấy được nguồn năng lượng dồi dào của bạn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc, có khả năng chịu được áp lực hoặc làm việc ở cường độ cao.
Trên thực tế, các môn võ thuật chính là sở thích về thể thao được chú ý nhất trong CV. Nó không thể hiện việc bạn “đánh đấm” giỏi ra sao mà chủ yếu nó cho thấy tính kỷ luật, sự trầm tính và bình tĩnh của người học võ. Một chiếc đai đen Taekwondo thực sự không liên quan mấy đến sự nghiệp của bạn, nhưng điều này hoàn toàn có khả năng phản ánh khả năng, tính cách của bạn. Và điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ đóng góp và hoàn thành công việc của ứng viên sau này.
Sở thích liên quan đến sự mạo hiểm
Việc yêu thích các hoạt động mạo hiểm như nhảy dù, leo núi, lướt sóng,... hoặc các môn thể thao tương tự vậy cho thấy bạn thuộc tuýp người có cá tính mạnh và không sợ đương đầu với nỗi lo lắng, bất an. Với tính cách không quản ngại khó khăn và luôn muốn vượt qua các giới hạn của bản thân, bạn chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Thông qua sở thích này, các tuyển dụng có thể hoàn toàn tin tưởng để giao cho bạn những nhiệm vụ khó, áp lực cao mà bạn hoàn toàn có khả năng xử lý.
Một số lưu ý khi viết sở thích trong CV xin việc làm
Đầu tiên là bạn cần nói thật về sở thích cũng như những trải nghiệm của mình vì có thể sau khi bạn vượt qua vòng CV, đến vòng phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi lại các mục này. Nếu như nói không chính xác, bạn sẽ khó có thể tạo được thiện cảm với họ.
Bên cạnh đó, chỉ nên liệt kê sở thích có thể giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc liên quan đến vị trí ứng tuyển thể hiện nhiệt huyết trong công việc chứ không cố viết để lấp đầy CV. Hạn chế nêu các sở thích như chơi game, đi ăn uống, xem phim,... trong CV xin việc làm bởi nó không mấy liên quan.
Pha Lê