Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau tuổi 60 là thời điểm cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa tăng tốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng yếu đi như nhau. Một số người vẫn duy trì được thể trạng tốt, minh mẫn và đầy sức sống – đó có thể là dấu hiệu của một "thể chất sống thọ".
Bà Lưu, 59 tuổi, từng là một người khỏe mạnh, leo 7 tầng lầu không hề mệt. Thế nhưng sau khi nghỉ hưu, bà cảm thấy sức khỏe sa sút rõ rệt, thậm chí chỉ leo 3 tầng cũng phải dừng lại nghỉ. Đứng trước gương, bà không khỏi ngỡ ngàng khi thấy gương mặt mình đầy nếp nhăn.
Khi tâm sự với bạn cũ, bà được an ủi rằng: “Tinh thần chị vẫn tốt, chỉ là chị hơi nhạy cảm thôi.” Nhưng bà Lưu thở dài: “Tôi cảm thấy mình đã thật sự già rồi, không còn là trung niên nữa mà là người cao tuổi thật sự.”
Bao nhiêu tuổi thì được xem là “người già”?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng người từ 65 tuổi trở lên mới chính thức bước vào giai đoạn lão niên. Tuy nhiên tại Việt Nam, ngưỡng tuổi này được xác định là 60.
Dù là theo chuẩn nào, các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng, 60 tuổi là một “dốc lớn” trong hành trình lão hóa. Theo một nghiên cứu của Đại học Stanford được công bố trên tạp chí Nature Aging, từ tuổi 60, cơ thể bắt đầu lão hóa nhanh hơn – gọi là hiện tượng “lão hóa đột ngột”.

Người ở độ tuổi này có nguy cơ cao gặp các vấn đề tim mạch, đột quỵ, rối loạn miễn dịch, thoái hóa cơ và xương khớp. Thậm chí, nhóm cơ bắp bắt đầu mất đi nhanh chóng, da nhăn nheo, hệ tiêu hóa – bài tiết cũng hoạt động kém hiệu quả.
Y học cổ truyền cũng cho rằng, sau 60 tuổi, khí huyết suy giảm, gân cốt thoái hóa, nếu không chú ý dưỡng sinh, sức khỏe dễ xuống dốc không phanh.
Tuy nhiên, vẫn có không ít người sau tuổi 60 vẫn khỏe mạnh, lạc quan và sống thọ. Họ thường có những dấu hiệu đặc biệt dưới đây.
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể có “thể chất sống thọ” sau tuổi 60
Đi lại nhanh nhẹn
Một nghiên cứu y học cho thấy, tốc độ đi bộ có liên quan đến tuổi thọ. Người đi nhanh thường có khối cơ khỏe, hệ tuần hoàn tốt, ít mắc bệnh mãn tính và khả năng tự chăm sóc bản thân cao hơn.
Ăn uống ngon miệng
Người cao tuổi vẫn duy trì cảm giác ngon miệng, tiêu hóa tốt là dấu hiệu hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ít mắc bệnh về đường ruột – điều kiện tiên quyết để cơ thể hấp thu dưỡng chất, giữ được thể lực.
Lực tay khỏe
Nghiên cứu đăng trên JAMA Network Open chỉ ra rằng, lực nắm tay phản ánh trực tiếp sức mạnh cơ bắp. Người lớn tuổi có lực tay yếu thường có nguy cơ tử vong sớm cao hơn. Ngược lại, lực tay khỏe là dấu hiệu tốt cho sức khỏe tổng thể.
Mạch máu “sạch”
Câu nói “người sống bao lâu là do mạch máu quyết định” không sai. Người có mạch máu thông suốt, ít mỡ máu và mảng bám, sẽ ít nguy cơ tai biến, đột quỵ và bệnh tim mạch – nhóm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Tâm lý tích cực, lạc quan
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, người có tinh thần lạc quan có khả năng sống lâu hơn, giảm stress, tăng miễn dịch và ít bị sa sút trí tuệ khi về già.
Cẩn thận 4 hiểu lầm khi chăm sóc sức khỏe tuổi già
Nhiều người sau khi nghỉ hưu bắt đầu quan tâm đến dưỡng sinh, nhưng không phải cách nào cũng đúng. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến cần tránh:
Lạm dụng thực phẩm chức năng và thuốc bắc
Việc dùng thực phẩm chức năng tràn lan, không theo chỉ định y khoa có thể gây tổn hại gan, thận. Thuốc Đông y dù là “thuốc nam” vẫn cần đúng người – đúng bệnh, tuyệt đối không nên uống theo tin đồn.
Càng bổ sung canxi càng tốt
Thừa canxi dễ gây sỏi thận, xơ vữa động mạch. Cần kiểm tra định kỳ và bổ sung đúng cách dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Cố gắng đi bộ 10.000 bước mỗi ngày
Đi bộ rất tốt, nhưng cần phù hợp với thể trạng. Người lớn tuổi có bệnh khớp, tim mạch không nên ép buộc bản thân đi quá nhiều, dễ phản tác dụng.
Chỉ uống nước hầm xương, bỏ thịtNhiều người nghĩ nước canh “bổ” hơn thịt, nhưng thực tế, nước canh ít dưỡng chất, nhiều purin – có thể gây gout. Hãy ăn cả phần cái để tận dụng dinh dưỡng trọn vẹn.