Điện thoại thông minh ngày nay đã gần như trở thành một chiếc máy tính nhỏ gọn cầm tay, đem đến cho người sử dụng khả năng thanh toán và mua bán online cũng như thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng.
Những hacker có thể lấy được quyền truy cập vào các dữ liệu cá nhân, bao gồm thông tin thẻ tín dụng, thậm chí mật khẩu ngân hàng được gửi từ những điện thoại đã nhiễm virus cũng có thể trở nên độc hại và “âm thầm” gửi dữ liệu của ạn cho kẻ xâm nhập.
Thông tin trong điện thoại của bạn có thể bị lấy đi nhằm trục lợi cho kẻ xấu. Ảnh: minh họa |
Dưới đây là vài mẹo đơn giản giúp bạn bảo vệ điện thoại của mình tốt hơn:
1. Không mở những đường link email hoặc tập tin đính kèm từ những người gửi không rõ ràng
Một trong những cách phổ biến nhất hacker sử dụng để lan tỏa virus là gửi email với tập tin đính kèm có chứa đoạn mã độc. Nội dung email “có vẻ” lành nhưng tệp đính kèm vẫn tiềm ẩn nguy cơ làm điện thoại của bạn bị nhiễm virus.
2. Không nhấn vào quảng cáo nhấp nháy hoặc những bài “câu click” trên mạng xã hội
Đây cũng là một cách khác mà hacker sử dụng để lan tỏa mã độc. Khi một người sử dụng nhấn vào một quảng cáo nhấp nháy hoặc một bài đăng với tiêu đề "câu dẫn", họ có thể bị chuyển hướng đến một trang web tự động tải mã độc về điện thoại.
3. Không cài ứng dụng của một bên thứ ba không có trong kho ứng dụng
Hiện tại cả Apple và Google đều thường xuyên kiểm tra các ứng dụng trong kho ứng dụng của họ có mã độc hay không. Dù không phải là giải pháp tận gốc, nhưng cho đến tháng 9/2015, Apple đã xóa 4000 ứng dụng bị phát hiện có chứa mã độc ra khỏi kho của họ - nên dù sao những ứng dụng ở đây cũng an toàn hơn so với các website và diễn đàn online.
Người dùng iOS thì không cần lo lắng vì Apple sẽ không cho phép người sử dụng cài ứng dụng từ bất kì nguồn nào ngoài kho trừ khi iPhone được bẻ khóa. Trong khi đó Android cho phép cài những ứng dụng từ bên thứ ba nên người dùng cần cẩn thận hơn.
Nhưng những người dùng muốn chủ động tránh cài ứng dụng lạ vẫn có thể cài đặt bằng cách vào Cài đặt -> Bảo mật -> bỏ tích mục “Nguồn không rõ: Cho phép cài ứng dụng từ những ứng dụng khác ngoài kho.” (Unknown Sources: Allow installation of apps from sources other than the Play Store)
4. Sử dụng mật khẩu dùng một lần (one-time passwords) được cấp bởi thiết bị thông báo bảo mật thay vì nhận mật khẩu qua tin nhắn.
Các thiết bị thông báo bảo mật (security token) sẽ an toàn hơn điện thoại vì chúng là những thiết bị đã được “cách li” khiến mã độc không xâm nhập được.
Dù phương pháp này có thể bất tiện hơn so với sms, nhưng nếu hackers không truy cập được vào mật khẩu dùng một lần, chúng sẽ không thể thực hiện giao dịch.
5. Quét virus trên điện thoại bằng ứng dụng chống virus
Nếu nghi ngờ điện thoại đã nhiễm virus, bạn có thể chạy ứng dụng quét virus để loại bỏ một số loại virus và mã độc phổ biến.
Ứng dụng của các công ty đáng tin cậy có thể được tải từ kho ứng dụng của Apple hoặc Google.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng những ứng dụng quét virus cũng không thực sự cần thiết nếu người dùng đã hình thành được thói quen lướt mạng an toàn và không nhấn vào các đường link đáng ngờ hay không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc.
10 địa điểm bí ẩn bị lãng quên (Khám phá) - (Phunutoday) - Từng hiện diện cuộc sống của con người, những nơi này vì một nguyên do nào đó dần bị lãng quên và chỉ còn vài vết tích sót lại. |
Loại xe nôi mới của bé sẽ có thể “chạy theo” mẹ (Khám phá) - (Phunutoday) - Với công nghệ xe tự lái đang trở thành xu hướng trên các diễn đàn công nghệ, xe đẩy thông minh hứa hẹn nhiều chức năng giúp bố mẹ chăm sóc bé. |
Không nhịn nổi cười với 25 mật khẩu tồi tệ nhất 2015 (Khám phá) - (Phunutoday) - Những mật khẩu "trời ơi" như "123456" vẫn chiếm giữ vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng các mật khẩu phổ biến nhất năm 2015... |