5 câu nói khiến bạn mất tất cả sự nghiệp, công danh hay hôn nhân gia đình

( PHUNUTODAY ) - Những lời nói xấu xí này sẽ khiến bạn đánh mất nhiều thứ quan trọng trong cuộc đời, bởi thế hãy tránh xa.

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Ở đời, có những lời nói tốt nhất đừng nói ra, kẻo làm hỏng hết những mối quan hệ tốt đẹp.

Ở đời có những điều không nên nói

Ở đời có những điều không nên nói

Vọng ngữ – nói dối

Phật giáo coi trọng sự thật và điều thật, nên nói dối là một trong những tội nghiệp nặng.

Người mà mở miệng ra là nói dối, nói dối không chớp mắt, nói dối quen miệng, thuận lời, không cần suy nghĩ, chính mình còn không cảm nhận được mình đang nói dối. Thật là nguy hiểm!

Những người này đôi khi nói dối cũng không phải là để hại người mà nói dối cho vui, ba hoa, nhưng không biết rằng như thế là rước họa vào thân. Bởi dù nói dối xuất phát từ hảo tâm hay ác ý đều là tạo nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự và hạ thấp bản thân.

Người gặp thì đề phòng, bạn bè gặp thì lánh xa, nhân duyên gặp thì vụt mất.

Thiển ngữ – lời lẽ thô thiển

Người mà hay dùng những lời không hay đả kích người khác thì đối với Phật giáo chính là ác nhân.

Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng, làm tổn hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho bản thân. Bởi vậy, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Khi thốt ra những lời lẽ thô tục đối với người khác, điều này không chỉ tự hạ thấp bản thân, mà còn bị tổn phước, rất không nên làm.

Xảo ngữ – lời lẽ khiêu khích

Người dùng ngôn ngữ khích bác, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác, tuy cười nói bóng bẩy đấy mà bụng dạ sâu xa, cũng là ác nghiệp.

Nếu không thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người, nếu không thể dùng từ bi mà hóa độ tham, sân, si của người khác thì cũng không nên khơi gợi, cổ vũ những thói xấu ấy.

Xảo ngữ cũng là một loại ác ngôn

Xảo ngữ cũng là một loại ác ngôn

Sàm ngôn – Lời đàm tiếu

Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.

Con người sống trong thế gian, ai cũng có những điều riêng tư bí mật, chuyện gia đình, chuyện sự nghiệp, tình cảm… Những chuyện riêng tư như vậy thông thường người ta đều hy vọng không bị người khác biết. Cho nên đối với những việc riêng tư của người khác, chúng ta không nên tùy tiện bình luận, đàm tiếu lung tung.

Một người vạch trần chuyện cá nhân của người khác, cho dù vì sao, cho dù người khác không phản kích lại, cho dù nhất thời người ấy chiếm được lợi nhưng điều đó cũng đã cho thấy phẩm đức ‘không phúc hậu” của người ấy rồi.

Nộ ngôn – Lời nói khi tức giận, oán hận

Khi một người đang ở vào trạng thái tức giận thì thường sẽ đánh mất lý trí và cảm nhận mà nói ra những lời khó nghe, công kích người khác, có khi làm tổn thương cả bản thân mình, gây ra hậu quả khôn lường. Cho nên một người khi đang ở vào trạng thái tức giận thì tốt nhất nên bình tâm lại, không tùy tiện nói.

Bên cạnh đó, một người khi không hài lòng, bất mãn, thường thường sẽ nói những lời trách móc. Người bị oán trách sẽ vì những lời nói cay nghiệt đó mà khắc sâu trong tâm, thậm chí làm ra những việc không thể vãn hồi lại được.

Một người nếu gặp chuyện luôn oán trời trách đất, oán trách người khác, không thể nhận rõ chính mình thì vĩnh viễn không trưởng thành được. Người hễ gặp chuyện là tìm nguyên nhân và đổ cho khách quan, luôn trách cứ người khác thì vĩnh viễn không tiến bộ được.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link