1. Tặng quà
Người Việt Nam sau khi được nhận thứ gì cũng thường mở ra khi vắng mặt người tặng, còn nếu mở ngay sau khi tặng sẽ bị coi là người sỗ sàng, thiếu tế nhị.
Văn hóa tặng quà của Việt Nam và phương Tây cũng rất khác nhau |
Người phương Tây sau khi được nhận quà gì, họ thường mở ra ngày trước mặt người tặng, cả người tặng quà cũng khuyến khích họ làm điều đó, vì như vậy mới bày tỏ được sự cám ơn đến thịnh tình của người tặng quà.
2. Quy tắc “có đi có lại”
Người Việt Nam có câu “có đi có lại mới toại lòng nhau”, vì thế, mỗi khi được nhận thứ gì đó từ bất kỳ ai, người ta cũng đều tìm cách để cho, tặng lại thứ gì đó có giá trị tương đồng. Nếu làm trái lại sẽ bị coi làm tham, là hành xử thiếu hiểu biết.
Còn người Tây, trái lại, họ coi quà tặng là một cách cảm ơn, nên không hề có hàm ý “có đi có lại”, và do đó họ thường không tặng lại, cũng không đòi hỏi người nhận quà phải tặng lại mình cái gì.
3. Từ chối dứt khoát
Người Việt rất khó để từ chối dứt khoát một ai đó, nhưng người phương tây thì việc này lại dễ dàng |
Đối với người Việt Nam hay cả nể, việc trả lời “không” kèm theo thái độ dứt khoát không can dự vào việc nào đó thường dễ gây phật ý đối với người khác. Chính vì thế mà gây ra tâm lý dùng dằng, không quyết đoán của phần lớn người Việt.
Người Tây phương thường trả lời một cách dứt khoát, rõ ràng đối với những sự việc mà họ tự thấy không thể tham gia, hay không thích liên quan đến vấn đề nào đó. Cách xử sự này đôi khi khiến chúng ta thấy phật lòng, cho rằng họ thiếu “hữu nghị” với bạn bè.
4. Chào hỏi
Người Việt gặp nhau thường chào hỏi bằng những câu thân mật như: “Anh/chị đi đâu thế?”, “Anh/chị được mấy cháu rồi?”... Với chúng ta, đó là cách để biểu thị sự quan tâm sâu sắc đến bạn bè, người thân, cho dù người được hỏi trả lời chiếu lệ, qua loa, họ cũng không trách nhau về việc đó.
Người phương Tây lại không thích dạng chào hỏi như trên, vì họ cho rằng như vậy là quá tò mò vào đời tư của họ. Người phương Tây gặp nhau đôi khi chỉ chào hỏi qua loa, có khi còn không kịp dừng lại chào hỏi.
5. Ăn uống
Người Việt Nam có phong tục trọng khách, khi mời khách ăn uống tại nhà thường liên tục mời khách ăn uống, thậm chí gắp cho khách... Người Việt coi đó là cách bày tỏ thịnh tình cùng tấm lòng của gia chủ đến khách quý, khách đến chơi nhà cũng rất thích cách đối xử đó, nếu không được mời chào họ sẽ coi nhà chủ là không biết tiếp khách.
Người Việt thích những bữa ăn quây quần, ấm áp bên gia đình |
Người phương Tây là không thích kiểu mời mọc như trên, họ thích được tự do thích gì làm nấy, thích gì ăn nấy và hẳn nhiên là không thể nào “tự nhiên như ở nhà” khi đến nhà người khác, hay chịu ăn đồ ăn mà người khác gắp cho họ.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy, cách ứng xử của người Việt thiên về tế nhị, kín đáo, còn người phương Tây lại thẳng thắn, bộc trực trong mọi hành vi giao tiếp.
Ngôi làng “gái biến thành trai” kỳ lạ ở Dominica (Khám phá) - (Phunutoday) - Đối với một số cậu bé đang sinh sống ở đây, tuổi dậy thì là thời điểm các em mới thực sự phát triển dương vật và thoát khỏi vỏ bọc của con gái. |
Những món ăn rùng rợn chỉ có ở Trung Quốc (Khám phá) - (Phunutoday) - Trung Quốc nổi tiếng là đất nước có nền ẩm thực phong phú, nhưng bên cạnh những món ăn ngon miệng cũng có những món ăn rùng rợn. |
Hòn đảo chỉ có người già và mèo sinh sống (Khám phá) - (Phunutoday) - Hòn đảo bé nhỏ Aoshima nằm ở phía Nam Nhật Bản được mệnh danh là “thiên đường của loài mèo” khi có tới 120 con mèo sinh sống. |