Từ thời xa xưa, người phương Tây dù là giới quý tộc hay trong dân gian đã dùng các loại thảo mộc tự nhiên giúp cơ thể tỏa hương quyến rũ.
Một số thảo mộc dân gian thường dùng làm gia vị để đồ ăn tỏa hương thơm ngát và thêm phần thơm ngon, hấp dẫn sau cũng giúp đánh bay mùi cơ thể. Quế, hương thảo, cây thảo linh lăng, lúa mì mọc mầm hay ngải đắng là những bí quyết giúp cơ thể có mùi thơm dễ chịu.
Hương thảo (Rosemary)
Loại thảo mộc này có hương thơm tự nhiên nên đánh bay mùi cơ thể. Loại tinh dầu được chiết xuất từ loại hương thảo mộc này nhanh chóng chống lại bất kỳ loại mùi hôi nào xuất hiện trên cơ thể, bằng cách ức chế sự phát tán của các loại vi khuẩn gây mùi.
Ngoài ra, các hợp chất tinh dầu bạc hà và hợp chất diệp lục giúp đánh bay mùi hôi và lưu lại hương thơm bền lâu trên cơ thể.
Uống 2 cốc nước lá hương thảo tươi hoặc khô mỗi ngày.
Cách làm
Đổ ½ muỗng hương thảo vào cốc nước nóng, hãm trong 5 phút. Sau đó, bạn bỏ bã ra lấy nước uống.
Hoặc, bạn cũng có thể trộn 8 đến 10 giọt tinh dầu hương thảo với 30 ml nước rồi thoa lên vùng da nhiều mồ hôi. Nên thực hiện 2 đến 3 lần/ngày.
Lưu ý:
Nếu dùng loại thảo dược này gây tác dụng phụ, kích ứng cho da thì không nên dùng.
Cỏ lúa mì/mầm lúa mì/lúa mì mọc mầm (Wheat grass)
Cỏ lúa mì chính là mầm mọc lên từ hạt lúa mì. Hợp chất diệp lục trong cỏ lúa mì rất đa dạng. Đây là hợp chất có hương thơm tự nhiên đánh bay được mùi cơ thể.
Cỏ lúa mì giúp cơ thể giảm bài tiết nhiều mồ hôi thông qua việc cân bằng axit và chất độc trong máu – nguyên nhân gây nhiều mồ hôi.
Một đặc điểm khác là cỏ lúa mì rất giàu vitamin B cùng các dưỡng chất thiết yếu khác có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Công thức
Trộn 2 thìa nước ép cỏ lúa mì và 1 cốc nước
Bạn nhớ uống vào buổi sáng, lúc đói.
Thực hiện thói quen này hàng ngày.
Lưu ý:Vì cỏ lúa mì là một loại thảo dược có hương vị mạnh, do đó mà có một số người quá mẫn cảm có thể bị nôn khi mới sử dụng.
Cây ngải đắng (sage)
Ngải đắng là loại thảo mộc mang lại hương thơm tự nhiên dễ chịu cho cơ thể nhờ các hợp chất thơm như diosmetin, apigenin và luteolin. Còn tính chất kháng khuẩn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho da, do đó có thể đánh bay mùi cơ thể.
Giống như tính chất của cà chua, ngải tím cũng có tác dụng hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi, loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể, cải thiện sức khỏe răng miệng.
Nên uống trà ngải tím 1 đến 2 lần/ngày
Công thức:
Ngâm 1 thìa ngải tím khô hoặc ngải tươi trong 1 cốc nước nóng khoảng 5 phút.
Trước khi uống nên cho thêm ít nước cốt chanh
Ngoài ra, với công thức ngâm 2 muỗng ngải tím với 4 cốc nước nóng trong 10 phút, sử dụng với giải pháp làm mát, bằng cách dùng nước trà ngải tím này rửa sạch lên vùng da nhiều mồ hôi.
Chú ý
Đối với những bà mẹ mang thai hay cho con bú không dùng loại thảo mộc này. Còn với người bình thường thì không nên dùng ngải tím với số lượng lớn vì có thể gây ra triệu chứng chóng mặt.
Cây thảo linh lăng (fenugreek)
Thêm một loại thảo dược khác mang lại hương thơm cho cơ thể là thảo linh lăng. Hạt và lá của thảo linh lăng có khả năng đánh bay mùi cơ thể, thông qua việc loại bỏ các độc tố ra bên ngoài. Không những vậy, thảo linh lăng còn cân bằng các loại vitamin, khoáng chất, dưỡng chất thực vật, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giúp cơ thể thơm tho.
Ngoài ra, thảo linh lăng còn có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng hôi miệng do nhiễm viêm chảy.
Cách thực hiện
Ngâm 1 thìa thảo linh lăng non trong cốc nước để qua đêm. Đến sáng, bạn có thể nhai thảo linh lăng đã ngâm với nước sẽ mang lại hương thơm tự nhiên cho cơ thể suốt ngày dài.
Bạn có thể uống 1 đến 2 cốc nước trà thảo linh lăng mỗi ngày.
Cách làm rất đơn giản: Bạn chỉ cần luộc 1 thìa thảo linh lăng non, bạn lọc lấy nước để uống 2 lần/ngày.
Quế
Quế được biết đến với tác dụng giúp hơi thở thơm tho, lưu lại hương thơm trên cơ thể.
Tinh dầu quế giúp chống lại chứng hôi miệng nhờ khả năng giảm số lượng vi khuẩn trong miệng.
Nên uống trà quế ít nhất 1 lần/ngày
Cách làm
Ngâm 1 thanh quế trong nước nóng khoảng 10 phút.
Để nguội rồi uống. Uống trà quế còn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Đồng thời, nước trà quế để nguội được dùng làm nước súc miệng có tác dụng đánh bay mùi hôi miệng ngay tức thì.
Việc cơ thể có mùi khó chịu sẽ làm bạn giảm đi sự tự tin vốn có. Sau đây là một số cách giúp bạn khắc phục vấn đề này:
1. Tắm gội thường xuyên để giảm mùi cơ thể
Đây là một trong những cách đơn giản và phổ biến nhất để khử mùi cơ thể. Việc tắm gội sẽ giúp bạn làm sạch vi khuẩn và tế bào chết tích tụ. Đặc biệt, vào mùa hè, bạn cần tắm gội thường xuyên mỗi ngày với xà phòng diệt khuẩn. Khi tắm, bạn nhớ cọ rửa kỹ những vùng nhạy cảm và dễ phát ra mùi của cơ thể như vùng nách, vùng kín…
Sau khi tắm xong, hãy lau khô người hoàn toàn, chú ý đến những khu vực mà bạn đổ nhiều mồ hôi. Nếu da của bạn khô ráo, vi khuẩn gây mùi cơ thể sẽ khó sinh sôi hơn.
2. Thay quần áo và tất (vớ) liên tục
Bạn nên thay quần áo một ngày vài lần để tránh mùi hôi từ quần áo bẩn. Nếu quần áo đã thấm mồ hôi, bạn cần thay ngay khi về nhà và không nên mặc lại những bộ quần áo ngày hôm trước hoặc quần áo chưa giặt. Quần áo sau khi thay ra phải được ngâm xà phòng hoặc giặt kịp thời để vi khuẩn không có cơ hội gây mùi hôi.
Bạn cũng cần thường xuyên thay tất và giặt giày nếu bạn bị hôi chân. Ngoài ra, bạn cũng nên khử mùi hôi ở giày bằng cách giặt giày, đem phơi nắng hoặc dùng baking soda rải vào phần đế giày để hút ẩm.
3. Cách khử mùi cơ thể bằng chất khử mùi
Để hạn chế mồ hôi tiết ra ở vùng nách và luôn giữ cơ thể thơm tho, bạn nên sử dụng các sản phẩm khử mùi. Thông dụng nhất chính là lăn khử mùi. Công thức của các loại lăn khử mùi thường bao gồm: chất diệt vi khuẩn, chất làm giảm tiết mồ hôi nách, chất bắt giữ mùi hôi. Các chất này tác dụng với các chất có mùi hôi ở nách sẽ tạo thành hợp chất không gây mùi hôi.
Bạn nên mua lăn khử mùi chính hãng và sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra xem da có bị dị ứng với loại lăn khử mùi đó hay không. Nếu bị nổi đỏ ngứa sau khi dùng, bạn cần ngưng sử dụng ngay. Đợi khi các triệu chứng này khỏi hẳn, bạn có thể dùng loại khác không gây dị ứng với da.
4. Hạn chế uống đồ có mùi
Bạn nên hạn chế trà hoặc cà phê bởi chúng sẽ kích thích hệ thống các dây thần kinh tiết ra mồ hôi. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng tối đa 2 ly cà phê hoặc 2 ly trà. Đặc biệt hơn, hãy tránh xa rượu bia nếu không muốn cơ thể bốc mùi nồng nặc, bởi rượu chính là nguyên nhân khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh ăn thực phẩm cay nóng gây tiết mồ hôi hoặc các món ăn chứa nhiều hành, tỏi, mắm tôm… để giảm bớt mùi khó chịu.