5 mỹ nhân thông minh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam gồm những ai?

16:14, Thứ tư 28/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Bạn có biết những mỹ nhân nào đã đẹp còn nổi tiếng cực kỳ thông minh trong sử Việt hay không?

An Tư công chúa

an-tu

Với những thông tin ít ỏi và vô cùng hiếm hoi được lưu lại trong Đại Việt sử ký toàn thư, Công chúa An Tư không rõ năm sinh năm mất, thân là con của thứ phi không rõ tên, chỉ biết nàng là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái vua Trần Thánh Tông và là cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Trong sử sách, Công chúa An Tư được gọi là Thánh Tông Quý muội (Quý muội của Thánh Tông) hay Hoàng quý muội.

Theo "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam", trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần do Trần Quốc Tuấn chỉ huy, rõ ràng chiến thắng giành được có công không nhỏ của công chúa An Tư, người đã hi sinh vì đất nước. Vì nghĩa quên thân, An Tư nàng đã phải gánh trên vai một nhiệm vụ mang tính lịch sử. Sử Việt chép rất sơ lược về bà, như "Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên chỉ ghi: “Tháng 2 (Ất Dậu), sai người đưa công chúa Thiên Tư (chính là An Tư công chúa) đến cho Thoát Hoan, để thư nạn cho đất nước.”

Huyền Trân công chúa

cong-chua

Huyền Trân sinh năm 1287, bà là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Người đời sau vẫn lưu truyền giai thoại bà chịu hi sinh hạnh phúc của mình để mở mang bờ cõi cho đất nước.

Sau khi vua Chế Mân chết, nhà Trần sai tướng Trần Khắc Chung sang viếng và lập mưu đón Huyền Trân về nước. Chuyến hồi hương kéo dài hơn 1 năm và hai người đã nảy sinh tình cảm với nhau. Sau khi về đến Thăng Long, Huyền Trân được cho quy y cửa Phật, đặt pháp danh Hương Tràng, lập am tu hành. Am tranh sau này trở thành điện Phật, có tên gọi Quảng Nghiêm Tự (Nam Định).

Ngọc Hân công chúa

ngoc-han2

Ngọc Hân công chúa hay còn gọi là Bắc cung Hoàng hậu là một nhân vật nổi tiếng của lịch sử Việt Nam. Bà vẫn được mọi người nhắc tới với mối tình đẹp với vua Quang Trung.

Ngọc Hân công chúa sinh ngày 27 tháng 4 năm 1770. Trong ghi chép lịch sử, bà là con gái thứ 9 hoặc 21 của hoàng đế Lê Hiển Tông. Mẹ của bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, thuộc phủ Từ Sơn – Bắc Ninh

Nhờ sự mai mối của tướng Bắc Hà là Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Ngọc Hân và Nguyễn Huệ thành hôn khi bà mới 16 tuổi khi ấy Nguyễn Huệ đã 33 tuổi và đã có 1 người vợ cả là Phạm Thị Liên. Tới năm Chiêu Thống thứ 2, tức năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Trung, bà được phong là Hữu cung Hoàng hậu. Sau đó, tới năm 1789, Nguyễn Huệ phong bà làm Bắc cung Hoàng hậu. Bà sinh cho hoàng đế Quang Trung 2 người con là công chúa Nguyễn Thị Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.

Hình ảnh Ngọc Hân công chúa trong mắt người đời là một người phụ nữ vẹn toàn, xinh đẹp, thông minh, có tài nhưng lại đa truân. Đặc biệt là sau khi Quang Trung đột ngột băng hà vào năm 1792. Bà và con sống những ngày tháng đơn giản trong chùa Kim Tiền. Tới ngày 4 tháng 12 năm 1799, bà mất khi mới 29 tuổi. Ít lâu sau, hai con của bà cũng mất.

Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ

Nguyễn Thị Lộ người Thái Bình, bà là vỡ lẽ của Nguyễn Trãi, đồng thời là tội nhân chủ chốt trong vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng của triều đình nhà Hậu Lê, dẫn tới cái chết bí ẩn của vua Lê Thái Tông. Vụ án đó đem đến cái chết thảm của bà, cùng Nguyễn Trãi và ba đời gia quyến của Nguyễn Trãi.

Bà là một nhà giáo dục xuất sắc, chịu trách nhiệm dạy các cung tần, mỹ nữ những lễ nghi, phép tắc của triều đình dưới thời nhà Lê. Tài liệu viết về bà còn rất ít, trong Đại Việt sử ký toàn thư có mấy dòng ngắn ngủi về bà, vì có liên quan tới cái chết của vua Lê Thánh Tông: "Trước đây, vua thích vợ của thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung cho làm Lễ nghi học sĩ...".

Nguyễn Thị Lộ nổi tiếng là người hay chữ. Mối lương duyên của bà và Nguyễn Trãi cũng bắt nguồn từ thi ca. Một hôm, Nguyễn Trãi đi chầu về, trên đường gặp một cô bán chiếu xinh đẹp, liền ngâm mấy câu thơ ghẹo, nào ngờ, cô bán chiếu cũng ngâm thơ đáp lại. Thế rồi tơ duyên đưa đẩy, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên, hai người tâm đầu ý hợp dự tính chuyện trăm năm. Nguyễn Thị Lộ trở thành người bạn tri âm, tri kỷ của Nguyễn Trãi và cùng chồng chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.

Sau khi về làm Thiếp của Nguyễn Trãi, tài năng của bà được lưu truyền khắp trong kinh thành, sau đó bà được vua Lê Thái Tông (1434 - 1439) tuyên triệu vào cung cho giữ chức Lễ nghi học sĩ, chịu trách nhiệm dạy các cung tần, mỹ nữ trong cung những lễ nghi, phép tắc của triều đình.

Nguyên Phi Ỷ Lan

y-lan

Nguyên Phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, vợ của vua Lý Thánh Tông và cũng người có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý. Sinh ra trong một ra đình nghèo ở Hưng Yên, cha mẹ mất sớm nên Ỷ Lan lớn lên trong vòng tay của người cô, bà sống nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm.

Nhà vua ngự giá đến làng của Ỷ Lan, người dân kéo ra nghênh giá, chỉ riêng có nàng con gái xinh đẹp là nàng Ỷ Lan vẫn tựa vào cây lan mà không ra chào vua. Có ông lão bán dầu đi qua, thấy đám mây lành trên không lơ lửng như che nắng cho nàng bèn bảo: "Sao cháu không đi xem vua?" thì nàng đáp: "Thân phận con gái nhà nghèo, sao xứng mà đi xem vua!".

Vua Lý Thánh Tông bấy giờ ngồi trên kiệu thấy thế liền sai lính triệu đến gặp, vua hỏi: "Sao thiên hạ đều nô nức đi xem hội, xem vua, mà nàng vẫn cứ hái dâu ở đó?". Nàng bèn lạy tâu vua rằng: "Dì tôi sai tôi đi hái dâu, chứ có sai tôi đi xem vua đâu, vì thế tôi phải làm theo lời dì dặn".

Vua nghe thấy làm lạ, bảo rằng: "Đây quả là người có đức, có lẽ là người có một không hai trong thiên hạ". Thế rồi vua cho đưa vào cung, được vua yêu chiều, phong làm Ỷ Lan phu nhân.

Là bậc nữ nhi nhưng Nguyên phi Ỷ Lan lại có tài trị quốc an dân, bà đã hai lần buông rèm nhiếp chính cùng các đại thần và vua Lý giữ vững giang sơn.

Lần thứ nhất, trong Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, mùa xuân năm 1069, vua thân đi đánh Chiêm Thành. Lần ra trận này vua đánh Chiêm Thành mãi không được, bèn đem quân về châu Cư Liên. Nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hoá vui vẻ, trong cõi yên tĩnh, tôn sùng Phật giáo, nhân dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì được việc gì!" Nói rồi lại đi đánh nữa, lần này đánh bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người.

Lần thứ hai là khi vua băng hà ở điện Hội Tiên. Thái tử Càn Đức khi ấy mới 7 tuổi, lên ngôi ở trước linh cữu, tôn mẹ đẻ là Ỷ Lan nguyên phi làm hoàng thái phi, mẹ đích là hoàng hậu Thượng Dương Dương thị làm hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự, thái sư Lý Đạo Thành cùng giúp đỡ công việc.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo