5 tuổi đã đột quỵ
Vài ngày trước, một bé trai 5 tuổi (ngụ tỉnh Long An) được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng TP cấp cứu trong tình trạng méo miệng, co giật đột ngột, gồng tay chân, không sốt...
Sau thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi có tổn thương thần kinh định vị, yếu liệt... Khi chụp MRI, ghi nhận bệnh nhi bị nhồi máu não vùng đính trái. Được các bác sĩ điều trị kịp thời, hiện sức khỏe bệnh nhi ổn và đang được điều trị các bước hồi phục chức năng vận động, ngôn ngữ.
Từ trước đến nay, riêng khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi đồng TP tiếp nhận, điều trị 3 trường hợp trẻ từ 2-5 tuổi bị đột quỵ. Theo các bác sĩ, đột quỵ ở độ tuổi này hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam trường hợp trẻ bị đột quỵ khi quá nhỏ có thể liên quan tới dị dạng mạch máu não, khi mạch máu bị dị dạng vỡ ra, gây tình trạng đột quỵ. Không phải do những bệnh lý có liên quan hay gặp như tăng huyết áp.
Những người bị dạng dạng mạch máu chỉ phát hiện qua chụp mạch, một số có biểu hiện đau đầu và chụp phim phát hiện ra.
Tuy nhiên ở nhóm bệnh nhân đột quỵ trên 20 tuổi thì nguy cơ liên quan tới tăng huyết áp, béo phì, hút thuốc lá... là rất cao.
Hiện nay, trong các bệnh tim mạch nguy hiểm với trẻ nhỏ PGS Hùng cho rằng bệnh lý rối loạn cholesterol mang tính gia đình rất nguy hiểm cần cảnh bảo. Từ trước tới nay, rối loạn mỡ máu là bệnh giết người âm thầm và từ từ, sau đó gây ra những cái chết đột ngột mà không biết nếu chúng ta không thường xuyên kiểm tra cholesterol máu.
Rối loạn mỡ máu có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não theo ước tính của WHO, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới.
Cách ngừa đột quỵ
Những người có nguy cơ đột quỵ cao nhất là người trên 50 tuổi, béo phì, mắc bệnh mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch hoặc hay stress, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia… Bác sĩ khuyên, nhóm đối tượng này nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa tận gốc 2 yếu tố gây tai biến: mảng xơ vữa và cục máu đông.
Ngừa mảng xơ vữa thành mạch
Mảng xơ vữa được tạo thành bởi chất béo, cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch. Chúng làm cho lòng mạch hẹp lại, cản trở vận chuyển máu lên não. Lâu ngày, thành mạch có thể xơ vữa đến mức chai cứng, dễ vỡ, dễ xuất huyết, dễ hình thành cục máu đông tại chỗ.
Để ngăn hình thành và tiêu hủy mảng xơ vữa, không có cách nào hiệu quả hơn lối sống năng vận động, tích cực tham gia các hoạt động thể thao giúp máu huyết lưu thông. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần, tăng dần từ cường độ thấp đến cao.
Ngoài ra, cần hạn chế ăn dầu mỡ và nội tạng nhiều cholesterol; nêm bớt muối (dưới 5-6 g mỗi ngày); giảm cân nếu béo phì; không hút thuốc lá; ăn nhiều rau xanh và trái cây; tránh stress kéo dài...
Nên kiểm tra huyết áp, đường huyết và mỡ máu định kỳ, giúp phát hiện sớm nguy cơ xơ vữa động mạch và điều trị kịp thời. Với người cao huyết áp, cần giữ được mức mục tiêu 120 - 140/90 mmHg để phòng ngừa tai biến.
Ngăn hình thành cục máu đông
Bác sĩ Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP HCM, Thành viên hội can thiệp thần kinh Thế Giới cho biết: “Cục máu đông (còn gọi là huyết khối) được xác định là nguyên nhân chính gây ra 80% các ca đột quỵ. Nếu chúng gặp phải mảng xơ vữa đủ lớn, nguy cơ tai biến gần như 100%” mạch máu bị tắc càng lớn, nguy hiểm càng cao.
Việc hình thành cục máu đông tại chỗ đứt tay, giúp cầm máu ngăn chảy ra ngoài, bảo vệ cơ thể. Song nếu hình thành bên trong lòng mạch, chúng sẽ làm tắc nghẽn máu đến não và cơ quan khác. Theo phản ứng sinh học, cơ thể sẽ tiết ra enzyme plasmin nội sinh làm tan máu đông. Song nếu cục máu đông quá lớn, enzyme plasmin tiết ra không đủ, bệnh nhân sẽ đột ngột tê yếu tay chân và mặt, đi đứng khó khăn, mờ mắt, đau đầu, sau đó ngã quỵ.
Để ngăn hình thành và làm tan cục máu đông, bác sĩ khuyên nên ăn nhiều cá chứa omega-3, rau xanh dồi dào chất chống oxy hóa, nho và chuối giàu kali, trà lá sen giảm mỡ máu, đậu tương lên men