Chúng ta ai cũng nghĩ bồn cầu là thứ bẩn nhất, nhưng bạn có ngờ tới, có những vật còn bẩn hơn bồn cầu hay không?
Túi
Những chiếc túi yêu quý mà chúng ta mang theo cả ngày thực sự là một trong những nguồn vi khuẩn lớn nhất. Trước hết, những chiếc túi được đặt trên ghế sofa, ghế và bàn trong nhiều dịp khác nhau, và bề mặt bên ngoài của nó rất có thể bị các loại bụi bẩn và vi khuẩn “theo dõi”. Và bên trong túi xách cũng không thể thoát khỏi, thường sẽ bị ô nhiễm bởi những vật dụng mà chúng ta đặt vào trong túi như chìa khóa, điện thoại di động, ví, khăn giấy và những thứ thường xuyên lấy ra khác có rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn.
Thực phẩm chúng ta vừa mới mua, sách báo và những thứ khác, cũng có thể mang bụi bẩn từ bên ngoài vào túi. Thời gian trôi qua, chiếc túi xách trở thành vua cất giấu bụi bẩn đáng sợ, rất cần được làm sạch.
Khăn lau bếp và miếng bọt biển
Miếng bọt biển sử dụng trong nhà bếp không chỉ là thứ có nhiều vi khuẩn mà có lẽ là một trong những vật dụng bẩn nhất trong nhà.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học kiểm tra 14 miếng bọt biển dùng trong nhà bếp. Họ phát hiện mỗi cm vuông có lên đến 45 tỉ vi khuẩn, theo Scientific Reports.
Khăn lau bếp và miếng bọt biển cũng chứa một lượng lớn vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy. Nguyên nhân chủ yếu là vì chúng thường ít được thay mới hay giặt sạch. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên thay hoặc giặt khăn lau bếp, miếng bọt biến 1 lần/tuần.
Điện thoại di động
Điện thoại di động có thể nói là sản phẩm kỹ thuật số gần gũi nhất với chúng ta, cho dù là lái xe, đi làm, ăn uống hay mua sắm, chúng ta luôn cầm điện thoại di động trên tay. Do đó, số lượng vi khuẩn trên điện thoại di động là rất đáng kinh ngạc, mặc dù không thể nhìn thấy cũng không thể chạm vào, nhưng bạn không được “bỏ qua” nó, bởi nó thực sự là quá gần gũi với chúng ta.
Băng vệ sinh
Băng vệ sinh, quần lót là những vật dụng bất ly thân nhất của chị em phụ nữ, nếu không được thay thường xuyên, vùng kín sẽ có mùi khó chịu, nghiêm trọng có thể dẫn tới bệnh phụ khoa, tốt nhất nên thay từ 2 đến 4 tiếng một lần. Đồng thời, tránh để băng vệ sinh nơi ẩm ướt lại không thông gió như trong phòng tắm, bởi vì đó là nơi sinh sôi nấm mốc. Tốt nhất nên dùng hết nhanh chóng, đừng vì lợi ích mà một lần tích trữ quá nhiều băng vệ sinh.
Bồn rửa tay
Bồn rửa ta có thể nhiều vi khuẩn gấp 21 lần so với bồn cầu toilet thường xuyên được vệ sinh. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Applied and Environmental Microbiology phát hiện vi khuẩn E.coli có thể từ đường ống nước lây lan sang bồn rửa và bàn tay người sử dụng.
Cách tốt nhất là hãy thường xuyên khử trùng và vệ sinh bồn rừa tay, từ bồn rửa cho đến vòi nước.