Dưới đây là nỗi khổ cha mẹ nên để con đương đầu và học cách đón nhận:
1. Nỗi khổ học hành
Cuộc đời sinh ra không có thứ gì là định mệnh an bài cả, tất cả đều là do bản thân nỗ lực. Bản thân xuất thân khốn khó đến đâu, chỉ cần chăm chỉ học hành, họ vẫn có thể thay đổi vận mệnh.
Ông cha ta có câu “Cần cù bù thông minh”, một người dù có tiếp thu chậm đến đâu, chỉ cần người đó chăm chỉ học tập thì vẫn có thể trở thành người trí tuệ.
Một người lười học và một người chăm chỉ học hành sẽ có tương lai khác nhau. Sướng trước khổ sau, nếu nửa đời đầu lười biếng thì nửa đời sau sẽ vất vả.
Vì thế, cha mẹ nhất định phải để con trải qua nỗi khổ học hành từ nhỏ, tương lai con mới trẻ nên tươi sáng.
2. Nỗi khổ lao động
Lao động là vinh quang nhưng cũng vô cùng vất vả và mệt mỏi. Những người hăng say lao động, sẵn sàng đổ mồ hôi sẽ tạo nên những thành tựu xuất sắc, cuộc sống cũng trở nên tốt đẹp hơn.
Người xưa có câu: “Càng không nỡ dùng con, thì con trẻ ngày càng trở nên vô dụng”. Cha mẹ nên khuyến khích con cái làm việc nhà, không chỉ là chia sẻ trách nhiệm gia đình mà còn hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của lao đồng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những đứa trẻ yêu thích lao động khi lớn lên sẽ dễ tìm việc hơn, cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ hơn.
Yêu con là không nên nuông chiều bao bọc con quá mức. Hãy buông tay con ra, tập cho con thói quen tự lập; đây cũng là nguồn gốc giáo dục tốt nhất. Cha mẹ có tầm nhìn xa sẽ giáo dục con cái thông qua lao động.
3. Nỗi khổ từ việc bị phê bình, khiển trách
Nhiều cha mẹ vì quá thương con mà không nỡ phê bình con. Điều này khiến trẻ ngày trở nên ngang bướng, không hiểu chuyện.
Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cha mẹ cần phải biết loại bỏ, uốn nắn những tính xấu của con. Cha mẹ không phê bình dạy dỗ con là đang dung túng nuông chiều con trẻ.
Phê bình chắc chắn sẽ khiến trẻ buồn, nhưng vì thế mà chúng sẽ biết bản thân làm chưa tốt chỗ nào, sai ở đâu để còn sửa. Một nền giáo dục tốt là nền giáo dục đan xen giữa nghiêm khắc và khoan dung, giữa thưởng và phạt.
4. Nỗi khổ nghèo đói
Nhiều cha mẹ điều kiện gia đình chỉ ở mức trung bình nhưng lại dành tất cả những điều tốt nhất cho con cái, khiến con không có khái niệm đồng tiền, quen muốn gì được nấy, tiêu xài hoang phí. Cũng có những bậc phụ huynh nuông chiều con vô điều kiện, lo cho con mọi thứ, khiến con trở nên lười biếng và ỷ lại.
Cha mẹ nên để con trải qua nghèo đói, khổ cực, chúng mới hiểu được cuộc sống ngoài kia khó khăn thế nào, biết cách nỗ lực, tự giác hơn. Không nên để trẻ thỏa mãn về vật chất, hãy rèn cho trẻ tính tự lập, mạnh mẽ ngay từ nhỏ.
5. Nỗi khổ khi cố gắng kiên trì
Khi trưởng thành, nhiều người sẽ hối tiếc một số chuyện trong quá khứ, hối tiếc khi bản thân không học một thứ gì đó để hiện tại trở nên mờ nhạt, hối tiếc vì bản thân đã không chăm chỉ học hành, để giờ phải vất vả ngược xuôi. Vì thế, cha mẹ hãy để con trải qua những đắng cay của kiên trì, bền bỉ.
Theo đó, cha mẹ để trẻ trải nghiệm cảm giác tự chạy đua với chính mình, học được cách kiên trì đến cùng để trở thành người chiến thắng. Dạy con biết kiên trì là dạy con đam mê với mọi thứ, có mục tiêu, tầm nhìn, luôn sẵn sàng dù khó khăn hay thất bại. Hạnh phúc thực sự trong cuộc sống là thành quả đánh đổi từ sự kiên trì bền bỉ.
6. Nỗi khổ thất bại
Trong cuộc sống không phải điều gì cũng như ta mong muốn. Cha mẹ kém hiểu biết chỉ biết trách móc khi con làm sai, không đúng ý mình. Những cha mẹ thông thái sẽ nói cho con biết làm thế nào để thành công, dạy con cách đối mặt với thất bại.
Trên giai đoạn trưởng thành sẽ có những đoạn đường trắc trở, gập ghềnh. Cha mẹ nên dạy con học cách chấp nhận thất bại, đó là liều thuốc tốt nhất giúp con trưởng thành. Những lần thất bại sẽ mài giũa con trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Từ đó, con sẽ phát huy được thế mạnh và tài năng của bản thân.
Cuộc sống vốn dĩ rất dài, nếu bây giờ không chịu khổ, thì tương lai nhất định sẽ khổ. Cha mẹ nếu thương con, hãy buông tay ra để chúng trưởng thành.