7 món ăn đại kỵ trong ngày Tết, đừng ham kẻo cả năm xui xẻo

( PHUNUTODAY ) - Người ta tin rằng ăn những món này vào ngày đầu năm mới sẽ mang đến sự xui xẻo.

Cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều có những món ăn kiêng kỵ vào ngày đầu năm mới. Nhiều món kiêng kỵ xuất phát từ âm đọc chệch ở mỗi vùng miền hoặc do đặc điểm của món ăn khiến người ta liên tưởng đến những điều không may.

Vào những ngày đầu năm mới, đây là các món mà người Việt thường kiêng không ăn:

Mực

mon-kieng-ky-ngay-tet-01

Người xưa có câu "đen như mực". Vào ngày đầu năm mới, mọi người thường tránh không ăn mực để không gặp những điều xui xẻo. Tuy nhiên, ở một số địa phương, do khác biệt về quan niệm nên món mực vẫn có thể xuất hiện trong bữa cơm ngày Tết.

Thịt vịt

mon-kieng-ky-ngay-tet-02

Theo quan niệm dân gian của người xưa, việc ăn thịt vịt trong năm mới thường mang ý nghĩa không tốt, tượng trưng cho sự tan đàn xẻ nghé, công việc không thuận lợi... Vì vậy, vào những ngày Tết, người ta thường không ăn thịt vịt, nhất là những người làm ăn buôn bán.

Sầu riêng

mon-kieng-ky-ngay-tet-03

Từ cái tên của loại quả này (có chữ sầu) nên từ xa xưa các cụ đã quan niệm rằng ăn sầu riêng vào ngày đầu năm sẽ gặp nhiều chuyện buồn, khiến cả năm u sầu. Vì vậy, loại quả này sẽ không được ăn vào dịp năm mới.

Trứng vịt lộn

mon-kieng-ky-ngay-tet-04

Trứng vị lộn được coi là món ăn giải đen vào những ngày cuối tháng, cuối năm nhưng vào dịp đầu năm mới, người ta thường không ăn món này. Nguyên nhân là do nhiều người tin rằng ăn trứng vịt lộn (hoặc trứng cút lộn) sẽ khiến mọi việc xảy ra không đúng với ý mình.

Thịt chó

Người ta rất kiêng kỵ ăn thịt chó vào những ngày đầu năm đầu tháng vì tin rằng đây là món ăn mang lại xui xẻo. Ngoài ra, chó cũng là vật nuôi thân thiết với con người. Vì vậy, ngày càng nhiều người tránh ăn thịt chó.

Mắm tôm

Không chỉ vào những ngày đầu năm, việc ăn mắm tôm vào đầu tháng cũng được coi là việc mang đến xui xẻo. Vì thế, nắm tôm là món gần như không bao giờ xuất hiện trong những này Tết.

Cháo trắng

mon-kieng-ky-ngay-tet-05

Theo quan điểm dân gian, khi cúng cô hồn phải có món cháo trắng. Vì thế, món ăn này được cho là dành để cúng cô hồn, dã quỷ, người đã khuất.

Ăn cháo trắng vào ngày Tết vì sẽ gây ra hiểu nhầm, cô hồn tưởng đó là phần ăn của nó và cho rằng con người đang tranh phần ăn nên tìm đến quấy phá, làm phiền.

Ngoài ra còn có một số quan niệm kiêng khem khác tùy theo vùng miền. Ví dụ, người miền Bắc thường dùng quả chuối để đặt lên mâm ngũ quả tuy nhiên người miền Nam lại tránh loại quả này vào ngày Tết vì chuối có âm đọc chệch là chúi (chúc xuống chứ không thể tiến lên). Người miền Nam tránh quả cam vì cho rằng "quýt làm cam chịu", oan sai cả năm; kiêng quả lê vì sợ cả năm lê lết, không phát... Nhiều người kiêng không ăn tôm đầu năm vì sợ đi giật lùi như tôm, công việc sẽ không tiến triển; không ăn cua vì sợ ngang như cua, khó dạy con cái, công việc không thuận lợi...

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo:  xevathethao.vn copy link