8 hiện tượng “thần bí” bạn có thể trải qua nhưng không giải thích nổi…

( PHUNUTODAY ) - 8 hiện tượng tâm lý dưới đây có lẽ không lạ lẫm với bạn, tuy nhiên có thể bạn chưa biết tên gọi cũng như hiểu tường tận về chúng. Hãy cùng khám phá nhé!

Những hiện tượng tâm lý dưới đây có lẽ không lạ lẫm với bạn, tuy nhiên có thể bạn chưa biết tên gọi cũng như hiểu tường tận về chúng. Hãy cùng khám phá nhé!

1. Deja vu ( ký ức ảo giác)

Rất nhiều người đã trải qua hiện tượng tâm lý kỳ lạ Deja vu. Đó là khi bạn ở nơi nào đó, đang làm điều gì đấy và thấy những thứ này thực sự quen thuộc, và có cảm giác đã từng mơ về chúng. Nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu về trí nhớ cho rằng điều này được tạo ra bởi sự kết hợp của những ký ức cũ, vốn tương tự với những điều bạn đang trải nghiệm. Khoảng 75% người được hỏi đều đã trải qua Deja vu.

2. Enouement (Ước mình quay lại quá khứ)

Đã bao giờ bạn ước mình có thể đi về quá khứ và kể cho bản thân của ngày xưa biết về tương lai của chính mình? Đó chính là Enouement. Khi mọi chuyện ở hiện tại trở nên ổn thỏa và dễ dàng hơn, bạn sẽ nhớ lại khi mình còn ít tuổi và đang lo lắng về tương lai, và bạn ước có thể quay về nói cho quá khứ biết rằng bản thân ở tương lai đang rất ổn.

3. Jouska

hien-tuong-ky-la phunutoday

 

Đây là đoạn hội thoại với chính bản thân xuất hiện trong đầu bạn nhiều lần. Ví dụ như bạn cứ “diễn lại” một cuộc tranh luận mà mình đã thắng, hoặc liên tục nhẩm lại trong đầu những điều mình chuẩn bị nói với người khác trước khi đi đến cuộc hẹn, thậm chí còn “diễn” luôn hai, ba vai và nhẩm lại lời thoại của người kia.

4. Ellipsism ( Nỗi buồn khi không thấy được tương lai)

Đây là cảm giác buồn bã khi nhận ra rằng bạn sẽ không thể nhìn thấy tương lai xa hơn, trong vài trăm năm sau chẳng hạn. Một số người già có cảm giác buồn chán vì họ không thể chứng kiến cháu chắt của mình lớn lên.

5. Liberosis (Muốn trở về một đứa trẻ vô lo vô nghĩ)

Đây là ước muốn bạn có thể bớt quan tâm đến người khác, đến những thứ xung quanh. Khi chúng ta trưởng thành, mỗi cá nhân lại nhận thêm nhiều trách nhiệm. Liberosis là cảm giác khi bạn muốn được trở thành một đứa trẻ vô lo vô nghĩ.

6. Exulansis ( Cảm giác thất vọng và bực bội)

Cảm giác bực bội và thất vọng khi bạn nhận ra bạn đang chia sẻ với người khác về một trải nghiệm quan trọng của mình nhưng người ta không hề quan tâm hoặc không thể hiểu được, và bạn quyết định từ bỏ, không nói về trải nghiệm quý giá đó nữa.

7. Chrysalism (Cảm giác hạnh phúc, ấm áp, toại nguyện )

Cảm giác hạnh phúc, ấm áp, toại nguyện khi bạn đang ở trong nhà và ngoài trời là cơn mưa bão lớn. Trải nghiệm này có thể có liên hệ với những gì bạn từng cảm nhận khi còn trong bụng mẹ, nên trạng thái này được đặt theo tên chrysalis, nghĩa là tổ kén.

8. Adronitis( Cảm giác giận dữ, thất vọng)

Đây là cảm giác giận dữ, thất vọng khi bạn gặp một người thú vị nhưng đồng thời cũng nhận ra sẽ mất thật lâu để có thể xây dựng mối quan hệ của cả hai. Bạn muốn thiết lập sự thân thiết thật nhanh nhưng biết rằng điều này là không thể.

Bản chất hiện tượng tâm lý người

*Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể.

– Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định tâm lý người ko phải do thượng đế

sinh ra cũng ko phải não tiết ra như gan tiết ra mật. Tâm lý người là sự phản ánh

hiện thực khách quan vào não người thông qua ''lăng kính chủ quan''.

– Hiện thực khách quan là tất cả những gì tồn tại bên ngoài chúng ta, ko lệ thuộc

vào cảm giác, ý thức của con người.

– Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính, ko gian, thời gian và luôn vận

động.

hien-tuong-ky-la1 phunutoday

 Ảnh minh họa

– Phản ánh là thuộc tính chung của mọi hiện tượng, sự vật đang hoạt động,

phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa 2 hệ thống vật chất, kết quả để lại

dấu vết, hình ảnh tác động ở hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.

– Điều kiện có phản ánh: có 2 hệ thống vật chất tác động qua lại lẫn nhau.

– Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, có sự chuyển hoá lẫn nhau, từ

phản ánh cơ vật lý, đến phản ánh sinh vật, phản ánh xã hội. Trong đó phản ánh

tâm lý là phản ánh đặc biệt.

– Phản ánh tâm lý là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào

hệ thần kinh não bộ của con người - tổ chức cao nhất của vật chất, đó là quá

trình sinh lý, sinh hoá trong hệ thần kinh của não bộ.

Theo:  khoevadep.com.vn