Những món cháo bổ dưỡng cho bà bầu thán cuối
Cháo gà gạo nếp
Nguyên liệu làm cháo gà gạo nếp : Gà mái 1 con, gạo nếp vừa đủ. Gà bạn đem làm sạch, sau đó đem thái miếng cho vào nồi, sau đó đem đổ nước hầm kỹ rồi đem cho gạo nêp đã được vo sạch vào đem nấu cháo. Ăn thường xuyên loại cháo này sẽ có tác dụng an thai rất tốt.
Cháo cá chép
Nguyên liệu cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ. Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Bạn cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn, bạn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều. Cháo cá chép dùng cho phụ nữ an thai nên ăn ngày 1 lần, cần ăn liền trong 10 ngày.
Cháo đậu xanh ngân nhĩ
Cháo đậu xanh ngân nhĩ rất phù hợp với mẹ bầu, có lợi phục hồi sức khỏe, là một trong những món ăn lý tưởng dành cho mẹ bầu.
Nguyên liệu: 200 gam gạo tẻ, 100 gram đậu xanh, ngân nhĩ 30gram, đường cát và bánh sơn tra (có thể có hoặc không đều được) vừa đủ.
Cách làm: Đậu xanh ngâm nước lạnh 4 tiếng, ngân nhĩ ngâm nước lạnh 2 tiếng, cắt sạch cuống rửa sạch , thái thành từng miếng nhỏ, bánh sơn tra cắt thành sợi, gạo tẻ vo sạch.
Đặt nồi lên bếp cho lượng nước thích hợp, cho đỗ xanh, gạo và ngân nhĩ vào đun sôi vặn nhỏ lửa ninh mềm thành cháo. Khi ăn múc cháo vào bát thêm đường và sợi bánh sơn tra khuấy đều là được.
Cháo kê với đường phên
Kê có tác dụng bổ tỳ vị, bổ chứng hư tổn, vì thế kê là một món rất bổ dành cho bà bầu. Đường phên hàm lượng sắt gấp 3 lần so với đường cát, có tác dụng trừ chứng ứ huyết, bổ sung thiếu máu rất tuyệt vời.
Nguyên liệu: 100 gram kê vàng, đường phên vừa đủ. Kê vo sạch cho vào nồi nước sôi khuấy đều, vặn nhỏ lửa cho đến khi mềm thành cháo. Khi ăn cho lượng đường phên thích hợp vào khuấy đều, sau đó đun sôi, múc ra bát là ăn được.
Cháo dạ dày heo
Dạ dày heo chứa nhiều protein, chất béo, muối... có tác dụng bổ hư tổn, bổ tỳ vị. Sản phụ thường xuyên ăn cháo này sẽ tăng cảm giác ngon miệng, bồi bổ sức khỏe
Thành phần: Dạ dày heo 250 gram, gạo tẻ 100 gram, bột hạt tiêu, muối, bột ngọt vừa đủ. Dạ dày làm sạch ( dùng muối và giấm bóp lại nhiều lần) thái sợi cho vào nước sôi trần qua vớt ra rửa sạch để ráo.
Gạo vo sạch cho vào nồi cùng dạ dày đã làm sạch đun to lửa cho sôi bùng, cho hạt tiêu vào. Vặn nhỏ lửa ninh mềm, cho thêm muối tinh, mì chính vào là được. Chú ý, dạ dày nhất định phải làm thật sạch để tránh mùi hôi.
Canh gan gà nấu thỏ ty tử
Nguyên liệu gan gà trống 2 cái, thỏ ty tử 15g. Gan và thỏ ty tử rửa sạch đựng trong túi vải. Cho 2 thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa 30 - 40 phút, bỏ túi thuốc ra là được. Ngày dùng 1 thang.
Cháo lươn
Có tác dụng mát cho cơ thể, tránh chảy máu cam
Nguyên liệu: 300g lươn tươi sống, 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà), gia vị, hạt nêm, hành khô 3 củ, mùi ta, thì là, rau răm.
Chế biến:
- Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị.
- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).
- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều.
- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.
Cháo bí ngô
NGuyên liệu : Gạo ngon 50g, bí ngô 30g, đường mạch nha 20g. Bí ngô bạn đem rửa sạch sau đó đem thái miếng đổ vào nồi sau đó đem nấu chung cùng với 50g gạo nngon đã được vo sạch cùng với đường mạch nha, đổ nước bạn đem đun sôi rồi đem nấu cháo loãng. Ngày bạn ăn 1 báy lúc nóng nhé