5 anh em ruột cùng chung một vợ, con sinh ra không biết ai là bố

( PHUNUTODAY ) - Cô gái lần lượt kết hôn với những người đàn ông trong gia đình chồng và trở thành vợ chung. Đó là phong tục của một địa phương ở Ấn Độ.

Một cô gái có tên Rajo Verma (21 tuổi, Ấn Độ), hiện đang làm vợ của 5 anh em trai ruột. Theo phong tục địa phương, sau khi kết hôn với một người đàn ông thì các cô gái sẽ phải kết hôn với tất cả những người anh em của chồng mình và trường hợp của Rajo Verma cũng không phải là một ngoại lệ.

Sau khi được mai mối Rajo kết hôn với một chàng trai tên Guddu, cô gái lần lượt làm đám cưới với bốn chàng trai khác, là anh em ruột của chồng mình.

chung_vo1

Được biết, sau 4 năm tổ chức đám cưới với người chồng đầu tiên, Rajo lập tức trở thành vợ của các thành viên khác trong gia đình. Nói về chuyện chăn gối, cô gái trẻ chia sẻ rằng ban đầu có một chút vụng về và ngại ngùng, nhưng sau đó cô cảm thấy thích ứng dần với cuộc hôn nhân này.

Tôi chưa bao giờ ghen tuông khi phải chia sẻ tình cảm. Chúng tôi là một gia đình hạnh phúc” – người chồng đầu của Rajo cho biết.

Cuộc sống của họ rất hoà thuận dù chung một vợ

Cuộc sống của họ rất hoà thuận dù chung một vợ

Thời điểm hiện tại, Rajo Verma đã có con trai đầu lòng. Ấy thế nhưng, cô lại chẳng thế xác định được ai là cha của đứa trẻ, bởi mỗi tối người phụ nữ ấy đều thay phiên ngủ với các anh chồng.Câu chuyện về phong tục đa phu khiến nhiều người khó tin, thế nhưng trên thực tế nó lại là truyền thống lâu đời tại ngôi làng vùng Dehradun, miền bắc Ấn Độ.

Chia sẻ với truyền thông, Rajo cho biết mẹ của cô cũng từng kết hôn với 3 người đàn ông. Cụ thể bà cưới 3 anh em trai trong một gia đình. Điều khiến Rajo cảm thấy may mắn hơn mẹ đó là cô luôn nhận được nhiều quan tâm của và tình yêu từ những người chồng.

Tương tự, tại những ngôi làng hẻo lánh của thung lũng Himalaya ở Ấn Độ vẫn còn duy trì chế độ hôn nhân đa hu.

Suốt hàng trăm năm qua khi nhiều người đàn ông lấy chung một vợ, ở chung một nhà.

Do ở đây đất đai khan hiếm, mỗi người đàn ông chỉ có một khoảng đất nhỏ để canh tác, vốn không đủ để nuôi sống gia đình. Vậy nên chế độ đa phu ra đời, khi ấy nhiều đàn ông sẽ lấy chung một vợ để cùng hợp sức canh tác, thông thường là các anh em ruột vì mục đích bảo vệ tài sản gia đình gồm đất đai và gia súc không rơi vào tay người ngoài. Nếu các anh em ruột cưới những người phụ nữ khác sẽ có nhiều nguy cơ xảy ra tranh chấp trong gia đình. Tài sản gia đình bị chia nhỏ, từ đó phát sinh nhiều vấn đề.

Về chuyện chăn gối, người phụ nữ sẽ có quyền xếp lịch ân ái với mỗi người chồng sao cho công bằng nhất để không ai cảm thấy mình bị “bỏ rơi”, thậm chí có những người chọn cách ngủ lần lượt với nhiều người chồng trong một đêm. Điều này khiến việc sinh đẻ cũng hạn chế hơn, bởi nếu các anh em cưới vợ khác nhau, khi ấy mỗi người có thể sinh tới hàng chục đứa con trong khi gia đình đa phu hiếm khi có hơn 6 hoặc 7 đứa con.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link