Ai là người tiên đoán chính xác quốc hiệu Việt Nam từ 500 năm trước

09:27, Thứ sáu 27/09/2024

( PHUNUTODAY ) - 500 năm trước, khi đất nước ta còn chìm trong những biến động lịch sử, đã có một vị danh nhân văn hóa tiên tri về quốc hiệu Việt Nam. Bạn có tò mò đó là ai không?

Vào năm 1804, quốc hiệu chính thức của nước ta là Việt Nam. Người đã đặt tên gọi này là vua Gia Long. Sử sách ghi nhận rằng, sau khi lên ngôi vào năm 1802, vua đã tập trung vào việc củng cố tổ chức triều đình và ngay lập tức nghĩ đến việc đặt quốc hiệu cho đất nước nhằm khẳng định sự thống nhất của triều đại mới.

Việc đổi tên quốc gia thời đó cần sự phê duyệt từ nhà Thanh. Tuy nhiên, nhà Thanh cho rằng tên gọi Việt Nam dễ gây nhầm lẫn với tên gọi Nam Việt trong thời kỳ của Triệu Đà và đã từ chối. Không chịu khuất phục, vua Gia Long đã nhiều lần gửi thư biện hộ, cuối cùng nhà Thanh cũng chấp thuận tên gọi Việt Nam.

Việc đổi tên quốc gia thời đó cần sự phê duyệt từ nhà Thanh

Việc đổi tên quốc gia thời đó cần sự phê duyệt từ nhà Thanh

Vào tháng 2/1804, vua Gia Long đã ban chiếu công bố quốc hiệu mới của đất nước là Việt Nam. Trong chiếu, vua viết: "Khi dựng nước, quốc hiệu rất quan trọng để biểu thị sự thống nhất. Xét từ các bậc thánh vương của ta đã xây dựng vương triều, mở mang đất đai từ Việt Thường trở vào Nam, từ đó lấy chữ Việt làm tên nước… Do vậy, ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, xin phép cải chính quốc hiệu thành Việt Nam, để xây dựng nền tảng lớn và truyền lại cho muôn đời. Mọi công việc liên quan đến tên nước và thư từ báo cáo với quốc tế đều phải gọi là Việt Nam, không được quen nhắc đến tên gọi cũ là An Nam".

Mặc dù quốc hiệu Việt Nam chỉ được công nhận chính thức vào năm 1804, nhưng thực tế, tên gọi này đã được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - một danh nhân văn hóa, nhà thơ lớn và nhà giáo xuất sắc của Việt Nam - tiên đoán từ trước đó khoảng hơn 300 năm. Ông đã nêu trong một lời sấm rằng: "Việt Nam khởi tổ gầy nên". Trong thư gửi trạng nguyên Giáp Hải, ông đã viết: "Tiền trình vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị phương danh trọng Việt Nam" (tiền đề lớn lao ông nên ghi nhớ/ Ai sẽ là người có tiếng được trọng vọng ở Việt Nam?) và "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam" (Cùng ngửa nhìn sao sáng trên trời/ Trước sau chiếu ánh sáng rực rỡ vào Việt Nam).

Mặc dù quốc hiệu Việt Nam chỉ được công nhận chính thức vào năm 1804, nhưng thực tế, tên gọi này đã được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - một danh nhân văn hóa, nhà thơ lớn và nhà giáo xuất sắc của Việt Nam - tiên đoán từ trước đó khoảng 300 năm

Mặc dù quốc hiệu Việt Nam chỉ được công nhận chính thức vào năm 1804, nhưng thực tế, tên gọi này đã được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - một danh nhân văn hóa, nhà thơ lớn và nhà giáo xuất sắc của Việt Nam - tiên đoán từ trước đó khoảng 300 năm

Một số tài liệu lịch sử lại bác bỏ việc Trạng Trình là người đầu tiên nhắc đến tên gọi Việt Nam, cho rằng hai chữ này đã được khắc trên bia đá có niên đại từ thế kỷ 16-17 tại chùa Bảo Lâm (Hải Dương), chùa Cam Lộ (Hà Nội) và chùa Phúc Thánh (Bắc Ninh). Bia Thủy Môn Đình ở Lạng Sơn cũng có khắc câu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ của Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Ngoài ra, một số tài liệu cho rằng vua Quang Trung mới là người đặt quốc hiệu Việt Nam từ năm 1792 và "Tuyên cáo đặt mới quốc hiệu" do Phan Huy Ích biên soạn. Nhìn chung, thời điểm sớm nhất được ghi nhận về sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là vào thế kỷ 14.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy