Dòng họ có nhiều trạng nguyên nhất Việt Nam, nhiều người mang họ này mà chưa biết về lịch sử hiển hách đó

22:59, Thứ hai 23/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Dòng họ này có 14 người đỗ trạng nguyên, được coi là dòng họ có nhiều trạng nguyên nhất Việt Nam.

Việc học hành, thi cử từ xa xưa đã được đề cao. Thời xưa, người ta càng đề cao việc đi học và thi cử đỗ đạt. Dòng họ có nhiều trạng nguyên nhất Việt Nam chính là họ Nguyễn. Trong lịch sử khoa bảng từ 1075-1919, có có đến 1.063 người họ Nguyễn đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên). Họ Nguyễn có 14 người đỗ trạng nguyên trên tổng số 51 trạng nguyên trong lịch sử nước ta (chiếm tới 27,4%).

tể tướng Định Quốc Công Nguyễn Bặc (924-979) - khai quốc công thần của vua Đinh Tiên Hoàng - được coi là thủy tổ của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam. Ông quê ở Ninh Bình. Ông cũng chính là bạn đồng niên của Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.

Dòng họ Nguyễn chính là dòng họ có nhiều trạng nguyên nhất Việt Nam.

Dòng họ Nguyễn chính là dòng họ có nhiều trạng nguyên nhất Việt Nam.

Tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông, Nguyễn Hiễn (1235-1256) đỗ trạng nguyên dưới thời nhà Trần. Thời điểm này, ông mới 13 tuổi và trở thành trạng nguyên trẻ nhất lịch sử Việt Nam.

Có 14 danh nhân họ Nguyễn đỗ trạng nguyên tính từ thời Trần đến thời Lê - Trịnh.

Dưới thời Lý, danh nhân đỗ đầu trong kỳ thi nho học đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước ta là Lê Văn Thịnh (1038-1096). Ông không đỗ Trạng. Tuy nhiên, một số tài liệu vẫn gọi ông là Ông Trạng.

Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà là Nguyễn Quan Quang. Theo văn bia số 1 tại Văn miếu Bắc Ninh, ông đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 15 đời vua Trần Thái Tông (tức năm Bính Ngọ 1246).

Dưới thời Lê trung hưng, danh nhân đỗ trạng nguyên cuối cùng của lịch sử nước ta là Trịnh Tuệ (Trịnh Huệ), quê ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay. Ông đỗ trạng nguyên vào năm 1736 và là trạng nguyên cuối cùng được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tranh

Tranh "Vinh quy bái tổ" thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ miêu tả cảnh trạng nguyên đỗ đạt trở về quê hương bái lạy tổ tiên, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Sau khoa thi năm 1736, gần 20 kỳ thi đại khoa được tổ chức dưới thời Lê trung hưng. Tuy nhiên, không ai đỗ trạng nguyên. Đế triều Nguyễn, văn chương yêu cầu cao "mười phân vẹn mười" nên không còn ai lấy được danh hiệu cao nhất này.

Gia đình duy nhất có 3 đời cùng đỗ trạng nguyên là gia đình ông Hồ Tông Thốc. Khi vừa tròn 17 tuổi, ông Hồ Tông Thốc (quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ngày nay) đi dự thi Đình và đậu trạng nguyên. Bài văn ông viết khi đi thi được lưu truyền cả nước. Sau đó, Hồ Tông Thốc làm quen dưới thời vua Trần Nghệ Tông. Tiếp đó, con trai của ông là Hồ Tông Đốn và cháu trái là Hồ Tông Thành đều đỗ trạng nguyên.

Mạc Đăng Dung - Mạc Thái Tổ (1483-1541), người sáng lập ra triều đại nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam là vị vua duy nhất của nước ta từng đỗ trạng nguyên. Khi vua Lê Uy Mục còn nắm quyền, Mạc Đăng Dung từng đăng ký thi tuyển võ sĩ tại Thăng Long và xuất sắc đỗ Võ trạng nguyên. Trong 20 năm, từ một người chỉ giữ chức nhỏ, ông đã leo lên đỉnh cao quyền lực. Tới năm 1527, Mạc Đăng Dung được phong làm An Hưng Vương. Tháng 6 cùng năm, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi và mở ra triều đại nhà Mạc.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền