Ám ảnh những vụ mẹ trầm cảm giết con: Cách phòng ngừa hiệu quả nhất

( PHUNUTODAY ) - Ám ảnh những vụ mẹ trầm cảm giết con: Phải làm gì khi có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh - hãy dành 1 phút để đọc ngay vì nó có thể cứu được mạng người.

tram-cam-sau-sinh-1

Chân dung bé trai bị sát hại ở Thạch Thất và dòng chữ được phát hiện ở hiện trường. Ảnh Đời Sống Plus 

Mẹ trầm cảm giết con 33 ngày tuổi ở Thạch Thất

Những ngày qua, dư luận không khỏi phẫn nộ trước vụ thảm án bé trai bị sát hại ở Thạch Thất (Hà Nội). Tuy nhiên, đều khiến mọi người không thể ngờ được rằng hung thủ tước đoạt mạng sống của bé trai 33 ngày tuổi một cách tàn nhẫn như vậy lại chính là người đã mang nặng đẻ đau ra cháu.

Trao đổi với báo chí, cơ quan công an cho biết theo kết quả điều tra ban đầu, nghi phạm dìm chết cháu V.A. trong chậu nước tắm chính là Phan Thị T. (20 tuổi, mẹ ruột của nạn nhân). Cũng tại cơ quan điều tra, chị T. đã khai nhận hành vi giết con.

Trước đó vào khoảng 5h40 ngày 12/6, ông Vũ Đình Lăng (69 tuổi, ông nội bé V.A.) bàng hoàng phát hiện cháu nội tử vong từ lúc nào trong chậu nước ở cầu thang. Tại hiện trường vụ bé trai 33 ngày tuổi bị sát hại ở Thạch Thất, mọi người còn phát hiện dòng chữ “Tao giết cháu mày Lăng”.

Ngay sau đó, người nhà vội hô hoán và báo tin cho cơ quan công an địa phương. Qua quá trình điều tra ban đầu, lực lượng chức năng xác định hung thủ trong vụ án bé trai bị sát hại ở Thạch Thất chính là mẹ ruột cháu – chị T.

Được biết hai vợ chồng chị T. và anh H. lấy nhau từ tháng 8/2016. Anh H. làm thợ mộc, chị T. làm công nhân và chưa từng xảy ra cãi vã, mâu thuẫn gì lớn. Theo đánh giá của mọi người, người mẹ giết con ở Hà Nội vốn hiền lành ít nói nhưng sau khi sinh bé V.A. có phần vụng về, chậm chạp.

Trầm cảm sau sinh "kẻ giết người hàng loạt"

Tại Việt Nam, WHO ước tính có khoảng 3,6 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 4% dân số (số liệu 2015). Trong đó có khoảng 5.000 người chết vì tự tử do người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác.

tram-can

 

Trầm cảm không điển hình:

Thường xảy ra vào ngày thứ ba sau khi sinh, người mẹ đang từ trạng thái vui vẻ, phấn khởi sau sinh sẽ chuyển sang tâm trạng lo buồn, sợ hãi cho khả năng nuôi con của mình, lo lắng cho sự hoàn thiện và an toàn của đứa con. Rối loạn có thể làm xuất hiện cơn chảy nước mắt không giải thích được nguyên nhân hoặc được giải thích là do sự thay đổi nội tiết xảy ra nhanh chóng sau sinh và sự thay đổi tâm lý làm cho người mẹ quá lo lắng, quá quan tâm đến số phận và cuộc sống của đứa con. Đồng thời cũng có người mẹ quá nhạy cảm với các nhu cầu được chăm sóc, bế ẵm, nuôi dưỡng, ăn uống của đứa con như thấy con cựa mình hơi mạnh, uốn rướn người, hay khóc là đã lo lắng sợ con mình bị đói, bị lạnh hoặc bị bệnh gì đó mà mình chưa biết.

Hội chứng này có thể tự biến mất đi sau vài ngày tùy thuộc vào sự quan tâm chăm sóc, nâng đỡ về mặt tình cảm của gia đình, các người thân và những người ở chung quanh đối với người mẹ. Thực tế trạng thái trầm cảm không điển hình thường xảy ra nhẹ và lành tính. Điều quan trọng nhất là người mẹ phải được chăm sóc, hướng dẫn, giải thích, tư vấn rõ để có kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con ngay từ những tháng cuối của thời kỳ mang thai và tiếp tục được nhân viên y tế, nữ hộ sinh giúp đỡ theo dõi, hướng dẫn chăm sóc và nuôi con sau khi sinh.

Làm gì khi bị trầm cảm sau khi sinh?

Nếu bạn cảm thấy mình có thể bị trầm cảm sau khi sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, họ là những người tốt nhất có thể giúp bạn. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giúp giảm bớt các triệu chứng trên: đừng kìm nén cảm xúc, hãy trò chuyện với chồng, bạn thân, bà con họ hàng hoặc những bà mẹ khác về những gì bạn đang trải qua; đừng cố gắng làm quá nhiều việc trong một ngày; đón nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh; dành thời gian để nghỉ ngơi; đừng cảm thấy tội lỗi với những gì bạn đang trải qua.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn