Không ngừng học hỏi
Những đứa trẻ đam mê học hỏi, được trang bị nhiều kỹ năng và kiến thức rộng lớn chính là những đứa trẻ có tiềm năng không giới hạn.
Trong một cuộc phỏng vấn, người dẫn chương trình đã hỏi một thiên tài violin rằng: “Khi còn nhỏ, em có bị bố mẹ ép học violin không”. Theo chia sẻ từ phía thiên tài nhỏ, lúc đầu cô không thích học violin, là vì bố mẹ ép học. Tuy nhiên, năm 12 tuổi khi tham gia cuộc thi đầu tiên của mình cô bé bắt đầu thích chơi violin. Và hiện tại, cô rất biết ơn bố mẹ mình.
Kiên nhẫn là điều không dễ dàng, nhất là với những thứ mình không thích. Nhưng qua trường hợp này chúng ta thấy rằng không gì là không thể.
Biến kỷ luật tự giác thành thói quen
Kỷ luật tự giác là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nó giúp chúng nhận ra rằng hành động theo ý muốn không phải lúc nào cũng đem lại tự do thực sự mà thường đi kèm với hậu quả.
Thói quen quá nhiều giờ chơi game và xem TV có thể dẫn đến vấn đề về mắt và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.
Câu chuyện về 6 sinh viên ký túc xa chính là ví dụ nổi bật về kỷ luật tự giác. Tất cả đều đã được nhận vào hai trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc, nhờ vào lịch trình học tập và nghỉ ngơi nghiêm mặt của họ mỗi ngày.
Sau giờ tự học, họ tổ chức thảo luận học thuật và duy trì sự yên tĩnh trong ký túc xá sau 23 giờ để đảm bảo thời gian ngủ đủ. Tính kỷ luật này không chỉ giúp họ đạt được những mục tiêu học thuật mà còn mang lại khả năng lựa chọn tự do về trường học, nghề nghiệp và công ty trong tương lai.
Với cha mẹ, việc rèn luyện kỷ luật tự giác cho con cái là một món quà vô giá.
Có thói quen lập kế hoạch
Một người dọn dẹp đã tới nhà và dọn dẹp phòng một đứa trẻ. Người này phát hoảng khi thấy phòng đứa trẻ lộn xộn với sách vở, đồ chơi, quần áo không ngăn nắp, môi trường đầy mùi khó chịu và còn nuôi 3 chú chuột.
Trẻ không dọn dẹp sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của chúng. Việc tự lập kế hoạch ngay từ việc nhỏ nhất giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, thực hành và tự giác đồng thời nâng cao khả năng tư duy và xử lý độc lập.
Những học sinh xuất sắc thường có kế hoạch học tập cụ thể và tiến triển từng bước. Cha mẹ cần hướng dẫn và giáo dục trẻ về tầm quan trọng của việc lên kế hoạch, qua đó cải thiện kết quả học tập thay vì học hành một cách mù quáng mà không tiến bộ.
Cha mẹ cũng nên là tấm gương cho con cái trong việc giữ gìn vệ sinh và tổ chức không gian sống và học tập. Qua đó thúc đẩy trẻ nhận thức được giá trị của việc lập kế hoạch sẽ hỗ trợ trẻ phát triển thói quen tốt lâu dài, điều này cần sự kiên nhẫn và gương mẫu từ phía phụ huynh.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Cho trẻ đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?
-
Dù là bé trai hay gái sinh ra vào 4 khung giờ này: Lớn lên thành tài, giàu có cha mẹ được hưởng phúc
-
Có nên trả tiền khi con làm việc nhà?
-
Bạn có biết? Trẻ nhỏ càng ngoan ngoãn, khi lớn lên càng ít triển vọng
-
3 kỹ năng cần thiết giúp trẻ tạo sự khác biệt trong tương lai