Rau muống đừng luộc hay xào mãi, mang ngâm chua ngọt theo 2 cách này, giòn ngon chống ngán, rất hợp Tết

( PHUNUTODAY ) - Rau muống ngâm chua ngọt tương tự một dạng muối chua giúp chống ngán, ăn ngon lạ miệng, bạn biết cách làm chưa?

Rau muống là loại rau quen thuộc của người Việt. Những món ăn nổi tiếng từ rau muống là luộc, xào, nấu canh, bào nhỏ ăn sống. Nhưng món cọng rau muống ngâm chua ngọt (hay còn gọi là muối chua ngọt) thì còn ít người biết. 

Những cọng rau muống muối chua ngọt tương tự như việc chúng ta ngâm củ cải, su hào...

rau-muong-ngam-chua-ngot

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 

Một mớ rau muống hoặc nhiều hơn tùy số lượng thành viên gia đình

5 trái ớt chỉ thiên

5 củ hành tím

5 tép tỏi

Giấm, đường, muối

Cà rốt (có thể thêm tùy thích tạo sắc màu)

Sơ chế nguyên liệu

Nhặt rau muống: Để ngâm chua ngọt thì lá rau muống cần bỏ đi bởi chúng sẽ bị nát, ăn không giòn. Bạn nên chọn đoạn rau muống có thân dài, không cần bỏ đầu cọng rau trừ phần có rễ hoặc quá già. Đoạn rau muống bánh tẻ hoặc hơi già sẽ giòn hơn đoạn đầu ngọn non. Tuy nhiên bạn nên giữ cả cọng, chỉ bỏ lá.

Nhặt xong thì ngâm rau với nước muối, nước kiềm hoặc các loại nước rửa rau củ quả nhà bạn có để tránh vi khuẩn, ký sinh trùng bám ở rau muống. Nên chọn muống cạn để ngâm sẽ an toàn hơn loại muống thả dưới nước. 

Sau đó cát khúc vừa ăn tầm 3cm. 

Nấu nước muối chua ngọt: Bạn dùng 500ml nước dùng với 1 muỗng canh muối biển, 150g đường, 120ml dấm trắng. Nấu sôi nguyên liệu sau đó để nguội, lọc bỏ cấn. Có thể gia giảm thêm vị theo khẩu vị của bạn.

ngam-rau-muong

Cách ngâm

Cho rau muống, trộn lẫn lá hành, tỏi ớt vào hũ (có thể thêm cà rốt tùy thích) vào hũ thủy tinh hoặc hũ sứ. Sau đó đổ nước ngâm chua ngọt nấu ở trên vào. Nên để nước âm ấm tầm 50 độ C sẽ nhanh được ăn hơn. Đậy nắp kín khoảng 3-4 ngày dưa rau muống lên chua là ăn được. Sau khi ngấm và chua, rau muống ngâm ăn phải giòn giòn chua chua, ngọt ngọt có màu nâu vàng nhẹ. Bạn có thể mang dưa rau muống chua ngọt chấm thêm với nước mắm để tăng thêm vị.

Muối kim chi rau muống

Chuẩn bị nguyên liệu

1 mớ rau muống

2 muỗng ớt bột Hàn Quốc

1 muỗng đường

1 củ hành tây và đầu hành lá

1 củ cà rốt

Sơ chế:

Rau muống nhặt bỏ lá, sau đó rửa sạch, ngâm nước kiềm hoặc nước rửa rau củ cho sạch. Để làm kim chi thì bạn cần ngâm rau muống với lượng muối biển nhiều hơn nhằm mục đích cho muối tác động để rau muống tái chín đi, tương tự như ngâm cải thảo trước khi muối. 

Khi sợi rau muống bẻ cong mà không gẫy tức là đạt độ. Thì bạn mang ra rửa và vắt cho rau muống bớt mặn. 

Thái nhỏ sợi cà rốt (hoặc dùng bào bào sợi), hành tây, đầu hành ngâm qua nước lạnh khoảng nửa tiếng để hành bớt hăng, cà rốt ra nhựa để giữ được màu đẹp.

kim-chi-rau-muong

Cách làm kim chi rau muống

Cho rau muống, hành tây, đầu hành, đường và ớt bột vào trộn cùng cọng rau muống. Đi bao tay rồi bóp cho hỗn hợp đều. Có thể thêm một chút nước để hỗn hợp thấm hơn.

Rau muống kim chi có thể ăn được ngay sau khi trộn tuy nhiên lúc đó vị chua chưa lên. Bạn cất hũ kim chi vào tủ mát hoặc để nơi mát khoảng 2 ngày thì sẽ chua hơn. 

Bạn có thể làm kim chi rau muống theo cách người Hàn là có thêm tôm tép xay, bột, hành tây, quả lê xay… Tuy nhiên cách làm này hợp với xứ lạnh hơn. Với nhiều người Việt vị của sốt này có thể khó ăn.

kim-chi-rau-muong

Hãy cùng biến tấu những món ăn từ rau muống để có thêm món đổi khẩu vị cho gia đình nhé. Với người miền Trung rau muối mang muối chua tương tự cách muối chua của rau cải, cà pháo được gọi là nhút. Đó cũng là món ăn quen thuộc của người dân nơi đây.  Nhưng lưu ý để làm những món kim chi, ngâm sống chua ngọt như thế này thì rất cần đảm bảo chọn rau muống sạch để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link