Trò chuyện với trẻ thường xuyên
Việc giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ nhỏ là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển trí thông minh và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Thông qua giao tiếp, não bộ của trẻ được kích thích mạnh mẽ, giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, hiểu biết từ vựng và tư duy linh hoạt.
Điều này không chỉ tăng cường mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự tự tin và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy nên, việc giao tiếp thường xuyên và sớm với trẻ là điều cực kỳ cần thiết.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của cha mẹ trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nhất là trong những năm đầu đời. Nó góp phần vào sự nhạy bén và thành công trong học tập của trẻ sau này.
Cho trẻ vận động nhiều hơn
Một bác sĩ chuyên về thần kinh John Reddy đã chỉ ra trong cuốn “Tập thể dục làm thay đổi não bộ”: Tham gia vào các hoạt động vui chơi và thể thao có thể cải thiện cấu trúc của não bộ. Việc tập luyện thể chất không những cải thiện trí nhớ và năng suất làm việc mà còn nâng cao khả năng đưa ra quyết định bằng cách bổ sung lượng oxy cần thiết cho não. Vậy nên cha mẹ hãy khích lệ con cái tham gia vào các hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi của chúng.
Giữ gìn sự tò mò của trẻ
Trẻ nhỏ thường tò mò và đặt ra nhiều câu hỏi về mọi thứ xung quanh chúng. Để hỗ trợ sự tò mò này, cha mẹ nên sử dụng trò chơi giáo dục liên quan đến chủ đề trẻ quan tâm để giúp trẻ tự khám phá câu trả lời.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể dẫn trẻ đến gặp các chuyên gia để trẻ học cách tìm kiếm sự trợ giúp khi cần. Một điều quan trọng nữa là cha mẹ cần kiên nhẫn và duy trì thái độ tích cực khi trẻ thể hiện sự hiếu kỳ để không dập tắt khao khát tìm hiểu của trẻ. Sự hiếu kỳ được xem như là chìa khóa giúp trẻ nhận ra niềm vui từ kiến thức và duy trì sự suy nghĩ sâu sắc.
Tạo cơ hội cho trẻ đi nhiều nơi và quan sát nhiều hơn
Việc đi du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tư duy và trí thông minh của trẻ nhỏ. Trẻ được đưa đến nhiều địa điểm khác nhau như công viên, viện bảo tàng, sở thú và các điểm du lịch sẽ có cơ hội quan sát và học hỏi từ môi trường xung quanh.
Cha mẹ được khuyến khích tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và giới thiệu cho trẻ những điều thú vị, mới lạ trong mỗi chuyến đi. Thông qua việc tự do chơi đùa và khám phá, trẻ học được nhiều từ mới và cách quan sát môi trường. Từ đó trẻ có thể phát triển vốn từ vựng và kỹ năng tư duy.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý lắng nghe và trò chuyện với trẻ. Cha mẹ đóng vai trò như người hướng dẫn, giúp trẻ mở rộng kiến thức và cải thiện khả năng nhận thức tổng thể.
Bổ sung thực phẩm tốt cho não bộ
Axit béo, đặc biệt là DHA rất tốt cho việc phát triển não bộ, cải thiện trí nhớ, tư duy và nâng cao trí thông minh ở trẻ em. Trẻ được khuyến khích tiêu thụ thực phẩm giàu lecithin và protein như đậu tương, trứng gà, sữa, thịt bò vì những thực phẩm này còn giúp não bộ hấp thụ carbohydrate và đường. Đồng thời, việc bổ sung vitamin A, B, C, E từ rau củ quả cũng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động lành mạnh của não bộ.
Phát triển sở thích của trẻ
Cha mẹ nên quan sát để nhận biết và phát triển trở thích, đam mê của con cái. Chẳng hạn trẻ mê vẽ thì cha mẹ có thể tìm lớp học hội hoạ; nếu trẻ có năng khiếm âm nhạc thì có thể đăng ký lớp nhạc. Cha mẹ không nên chọn lớp năng khiếu một cách mù quáng mà phải dựa vào sở thích của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cân nhắc sắp xếp cả lớp về thể chất và các kỹ năng khác đồng thời động viên trẻ kiên trì học hỏi.
Nếu trẻ mất hứng thú thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và không nên ép buộc. Thay vì chỉ mong đợi thành tích, cha mẹ cần chú ý đến sự tiến bộ của trẻ và khích lệ những tiến bộ đó. Trẻ nên được khuyến khích tập trung vào một hoặc hai sở thích chính để phát triển chúng.
Bên cạnh việc nuôi dưỡng sở thích thì giáo dục sớm cũng nên bao gồm việc dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc và thói quen đọc sách, những điều có lợi ích lâu dài hơn việc học kiến thức sớm.