Mùa đông là thời gian hạt dẻ được ưa chuộng nhất bởi vị dẻo bùi, ấm áp rất hợp thời tiết lạnh. Tuy nhiên, gần đây một cô gái ở Trung Quốc đã phải trả giá khi bị xuất huyết dạ dày vì ăn quá nhiều món ăn khoái khẩu này.
Hạt dẻ sẽ phản tác dụng khi ăn quá nhiều vào buổi tối
Cô Liu, 25 tuổi, đặc biệt thích ăn những món ăn nhẹ vào buổi tối và đứng đầu danh sách món ăn cô yêu thích là hạt dẻ. Cô Liu thường mua 1-2 kg hạt dẻ mỗi ngày để ăn mỗi khi xem phim buổi tối.
Câu chuyện bắt đầu từ vài ngày trước, cô Liu bắt đầu có hiện tượng ợ hơi chua, cảm thấy đau nhiều ở bụng trên không dứt, kèm theo tiêu chảy và nôn mửa, đôi lúc là nôn ra máu.
Ngay lập tức Cô Liu vội vã đến bệnh viện, sau khi khám, bác sĩ phát hiện ra rằng cô bị chảy máu dạ dày, và thủ phạm là món ăn vặt ngày nào cô cũng mua ăn: hạt dẻ.
Không ai ngờ, loại thức ăn dinh dưỡng thơm ngon như hạt dẻ lại là tác nhân gây nên chảy máu dạ dày nếu ăn quá nhiều vào buổi tối.
Vì sao ăn hạt dẻ lại gây xuất huyết dạ dày?
Bác sĩ cho biết, hạt dẻ có hàm lượng chất béo thấp và hàm lượng tinh bột cao, vì thế nó được biết đến như một "hạt thô". Ngoài ra, giống như những thức ăn chứa lượng tinh bột cao khác, hạt dẻ sẽ nhanh chóng lên men và tạo ra khí trong đường tiêu hóa, khi ăn vào dễ dàng gây đầy hơi, đặc biệt là hạt dẻ tươi và hạt dẻ đường.
Hạt dẻ còn chứa một lượng đường rất cao, khi cơ thể nạp nhiều đường như vậy sẽ kích thích bài tiết acid dạ dày, làm nặng thêm đầy hơi. Giống như trường hợp của cô Liu, chảy máu dạ dày xuất phát từ nguyên nhân dạ dày cô đầy hơi tới mức báo động.
Vì vậy, những người có dạ dày yếu nên hạn chế ăn hạt dẻ, đặc biệt là vào buổi tối. Ngoài ra, những người muốn giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu cũng nên chú ý, 7-8 hạt dẻ là vừa phải với lượng thức ăn chủ yếu khi bạn giảm cân.
Điểm danh những món ăn tốt cho người bị đau dạ dày
Cháo hạt sen
Hạt sen 20g, khiếm thực 30g, gạo 30g, một ít đường trắng.
Cách làm: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng.
Tác dụng: Món cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị.
Nước phật thủ
Phật thủ 15g rửa sạch, thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín rồi hòa thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày. Cũng có thể dùng phật thủ 20g thái vụn, sắc lấy nước rồi cho 100g gạo tẻ nấu thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.
Dạ dày lợn
Rễ cây quất vàng 30g rửa sạch, thái đoạn, dạ dày lợn 150g thái miếng, hầm cả hai thứ cho chín rồi chế thêm gia vị, ăn dạ dày, uống nước hầm.
Dùng chữa trị vùng thượng vị đau trướng, lan ra hai bên mạng sườn, không thích xoa nắn, nếu ấn vào thì đau tăng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, ăn khó tiêu, nếu ợ hơi hoặc trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện không thông khoái.
Cháo kê, lạc, đậu đỏ
Kê 50g, lạc 50g, đậu đỏ 30g, đường phèn lượng vừa đủ.
Cách làm: Ngâm kê, lạc và đậu đỏ trong 4 tiếng, sau đó rửa sạch. Cho lạc và đậu đỏ vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi, rồi chuyển lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó cho kê vào đun cùng tới khi chín nhừ, thêm đường phèn nêm vừa miệng.
Kê vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải độc, kiện dạ dày, trừ thấp, hoà vị, hỗ trợ giấc ngủ… Món ăn này thích hợp với người bị nóng trong hay người bị suy nhược tì vị. Người kém ăn dùng món cháo kê không chỉ giúp dưỡng dạ dày, mà còn có công hiệu hỗ trợ hệ tiêu hoá, chống buồn nôn, ợ chua.
Bạn cũng có thêm vào món cháo các vị khác nhau như táo tàu, khoai lang, hạt sen, bách hợp… để tạo nên món ăn vừa hợp khẩu vị, lại có lợi cho sức khoẻ.