Ăn vải nhớ uống thứ có sẵn này: Không lo nóng, mụn nhọt, dị ứng

( PHUNUTODAY ) - Uống một chút nước muối, trà thảo dược, canh bí đao, chè đậu xanh trước khi ăn quả vải sẽ có tác dụng giải nhiệt.

Ăn trái vải có bị nóng không?

Quả vải trong Đông Y còn gọi là quả Lệ Chi, vốn nổi tiếng trong lịch sử và được coi là loại quả quý không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn có nhiều công dụng trong việc làm đẹp, chữa bệnh.

Quả vải có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Tuy nhiên do tính quá ngọt, ăn vải nhiều rất dễ bị nóng, dễ bị bệnh viêm nhiệt như ngứa, dị ứng, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, đau họng, trằn trọc khó ngủ. Ăn nhiều vải cũng gây “bốc hỏa”, có thể dẫn đến “chứng bệnh lệ chi” (say vải) với triệu chứng choáng váng, nhức đầu…

download (1)

Nhiều người cho rằng vải thuộc loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Tuy nhiên quan điểm này không đúng hẳn, bản chất của quả vài không hề nóng như mọi người vẫn hay lầm tưởng. Chỉ là một số người ăn liên tục nhiều ngày với số lượng vải quá nhiều mới khiến cơ thể bị nóng vì lượng đường và các chất dinh dưỡng đưa vào trong cơ thể quá nhiều, hoặc ăn khi đang đói. Vì thế, chỉ cần ăn đúng liều lượng bạn sẽ nhận được những giá trị vô cùng lớn của quả vải đem lại.

Bí quyết ăn vải tốt cho sức khỏe không lo bị nóng

download

– Chọn quả tươi ngon để ăn

Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ giập úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe. Nếu ăn phải loại này, bạn sẽ xuất hiện triệu trứng: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.

– Không nên ăn vải khi đói

Một sai lầm mà nhiều người hay mắc là ăn vải lúc đói. Khi bụng rỗng, lượng đường trong quả cao sẽ kích thích lớp niêm mạc dạ dày gây đau, viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

– Trước khi ăn vải uống chút nước muối

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

– Nên ăn vừa phải

Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 – 6 quả). Còn với người lớn, một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….

Đối với những người bị bệnh tiểu đường thì nên hạn chế vải, vì hàm lượng đường trong vải quá cao. Đối với những người đang giảm cân thì quả vải có tác dụng 2 mặt, giúp giảm cơn thèm đường nên giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn không biết tiết chế ăn quá nhiều thì việc giảm cân sẽ diễn ra khó khan

– Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Quả vải chứa nhiều đường nên nếu ăn khi đói sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra hiện tượng đầy hơi. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều quả vải khi "bụng rỗng" sẽ khiến lượng đường trong cơ thể đột ngột dư thừa và xảy ra tình trạng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

Bảo quản quả vải

Nếu bạn muốn thưởng thức vải ngay cả khi đã hết mùa, thì hãy bảo quản chúng bằng cách sau: Bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.

Ngoài ra, để tránh cơ thể không bị nóng sau khi ăn vải, nhiều người thường có thói quen ngâm quả vải trong nước muối khoảng một tiếng rưỡi sau đó mới ăn. Luộc vỏ quả vải và lá vải tươi làm nước uống có thể hạn chế khả năng gây nóng cho cơ thể sau khi ăn vải.

Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ dập, úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe.

Nếu ăn phải loại này, bạn sẽ xuất hiện triệu chứng: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.

TAGS:ăn vải
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link