Hình ảnh 3D lá phổi của bệnh nhân covid-19
Theo kênh New China, các bác sĩ tại tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) đã sử dụng công nghệ trực quan 3D để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân nhiễm covid-19. Công nghệ này có tên là Synapse 3D. Nó có thể giúp bác sĩ quan sát tình trạng phổi của bệnh nhân một cách trực quan và rõ ràng.
Từ đó có thể phác họa mô phổi của bệnh nhân đã bị virus corona tấn công như thế nào. Công cụ này cũng giúp tính toán thể tích các mô phổi bị nhiễm bệnh. Công nghệ này thường được dùng trong việc sàng lọc khối u phổi để lên kế hoạch phẫu thuật.
Theo các chuyên gia, virus corona chủng mới tấn công phổi theo cách rất đặc biệt. Các nhà nghiên cứu tại bệnh viện Tongji ở Vũ Hán (TQ) cho biết: Người mắc covid-19 thì trong lá phổi có chứa đầy dịch nhầy như bùn, các phế nang phổi cũng xẹp lép. Trong khi đó, phế nang chính là các túi khí nhỏ trao đổi các phân tử khí oxy và CO2. Khi phế nang phổi thì cơ thể sẽ khiến cơ thể khó thở, việc sản xuất máu cũng bị ngưng trệ.
Nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng tiến hành nghiên cứu trên 1.000 bệnh nhân có vấn đề về phổi. Kết quả cho thấy, những biến chứng nặng từ covid-19 bắt đầu từ việc bị viêm phổi.
Ban đầu phổi sẽ xuất hiện tình trạng viêm vùng chứa khí sau đó, tình trạng này sẽ nặng hơn khiến túi khí trong phổi tràn ngập chất dịch nhầy như bùn và dẫn tới khó thở. Khi bệnh nhân không thể hấp thụ đủ oxy và máu thì sẽ có nguy cơ tử vong.
Mô hình 3D giúp ích gì cho việc nghiên cứu?
Một nhóm bác sĩ ở Trung Quốc tái tạo thành công mô hình 3D phổi của bệnh nhân nhiễm virus corona có thể giúp ích rất nhiều cho việc điều trị lâm sàng.
So với hình ảnh từ phim chụp CT chỉ tính toán được 2 chiều, mô hình 3D cung cấp sự tái tạo sống động hơn các động mạch, tĩnh mạch và phế quản của bệnh nhân, có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị, theo bác sĩ He Yucheng, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Bệnh viên Nhân dân số 1 Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam.
Mô hình được in dựa trên dữ liệu hình ảnh của bệnh nhân tên Long, người được xác nhận nhiễm virus corona vào ngày 7/2 và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện 4 ngày sau đó.
"Sau khi có được dữ liệu bằng cách tái tạo hình ảnh 3D từ phim chụp CT, mô hình phổi với kích thước và màu sắc đầy đủ đã được in ra”, bác sĩ He nói. Ông cho biết phần khó khăn nhất là tái tạo hình ảnh và chụp động mạch phế quản.
Mô hình 3D giúp các bác sĩ quan sát những tác động của virus lên phổi bệnh nhân từ nhiều góc độ khác nhau, giúp họ hiểu rõ hơn cơ chế tấn công tế bào phổi của virus, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn.