Một số những biểu hiệu của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu bắt đầu với một cơn sốt và đau nhức toàn thân.
Sau đó xuất hiện những đốm đỏ, nhỏ, ngứa khắp cơ thể.
Những người đã từng bị thủy đậu hoặc đã tiêm vắc-xin chủng ngừa thường có kháng thể chống lại bệnh.
Chỉ có rất ít trường hợp tái nhiễm nhưng tiến triển bệnh nhẹ hơn rất nhiều.
Thủy đậu khi mang thai và những biến chứng nguy hiểm
Đối với những người khỏe mạnh và có sức đề kháng cao, thủy đậu là một căn bệnh khá lành tính và không để lại biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và mẹ bầu, những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, thủy đậu lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm phổi thủy đậu gây sốt cao, khó thở, ho ra máu hoặc tổn thương hệ thần kinh, não, gan… Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi, làm bé có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh.
Biểu hiện của thủy đậu bẩm sinh là những vết sẹo dưới da, đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển.
+ Trong tam cá nguyệt thứ nhất: Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là khoảng 0,4 %. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai khá cao.
+ Trong cá tam cá nguyệt thứ hai: 2% thai nhi có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh nếu mẹ mắc bệnh trong giai đoạn này. Nếu mẹ nhiễm thủy đậu sau tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi hầu như sẽ không bị ảnh hưởng gì.
+ Trong tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh, nếu mẹ nhiễm thủy đậu, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ khá cao. Và nguy cơ tử vong của bé trong những trường hợp này lên đến 30%.
Làm thế nào để xử trí khi bị thủy đậu
Cho đến khi các vết thủy đậu đóng vảy, mẹ bầu cần được cách ly để tránh lây lan cho mọi người xung quanh, đặc biệt trong trường hợp có con nhỏ.
Giữ phòng ốc thoáng mát, sạch sẽ. Mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể tăng sức đề kháng. Giữ vệ sinh thân thể, để da khô thoáng, tránh làm vỡ các mụn nước.
Paracetamol là thuốc hạ sốt rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên sử dụng trong thời gian dài. Mỗi liều phải cách nhau ít nhất 4 tiếng đồng hồ.
Hướng dẫn các bạn cách ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai
Tất cả những phụ nữ mang thai nên hỏi các nhân viên y tế để phòng bệnh thủy đậu.
Nếu người phụ nữ mang thai đó không có tiền sử mắc bệnh thì nên đi tiêm phòng. Phụ nữ nên tiêm phòng thủy đậu trong khoảng thời gian ít nhất là 30 ngày trước khi mang thai chứ không phải là 30 ngày kể từ khi mang thai.
Đối với những người phụ nữ chưa kịp tiêm thuốc khi mang thai, thì sau sinh người đó cần phải tiêm ngay mũi vắc xin ngừa thủy đậu. Có thể tiêm mũi thứ nhất trước khi làm thủ tục xuất viện và mũi thứ hai là vào khoảng 6 đến 8 tuần khi đi khám hậu thai sản. Những mũi tiêm này rất an toàn kể cả với đối tượng là những bà mẹ đang cần chăm sóc.
Đối với những người đang có ý định mang thai nhưng chưa tiêm mũi ngừa thủy đậu thì nên đi tiêm trong thời gian ít nhất là từ 1 đến 3 tháng trước khi mang thai. Không nên tiêm vắc xin trong khi mang thai hoặc trong khoảng 30 ngày trước khi mang thai.
Nếu phụ nữ mang thai chưa kịp tiêm thuốc ngừa thủy đậu thì những người thân sống cùng họ nên phòng tránh. Nếu những người thường xuyên tiếp xúc gần gũi với phụ nữ mang thai đó chưa từng bị mắc bệnh thủy đậu thì việc tiêm phòng cho những người thân kia là cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất cho người phụ nữ mang thai đó.
Đặc biệt, nếu phụ nữ khi mang thai không có bất kỳ một biện pháp nào phòng tránh khỏi căn bệnh thủy đậu lại đi tiếp xúc với người mắc bệnh thì người phụ nữ đó nên đi khám bác sĩ ngay.