Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ nào cũng nên nắm

( PHUNUTODAY ) - Tắm cho trẻ sơ sinh không phải là đơn giản, đòi hỏi các bậc cha mẹ cần phải biết những kỹ năng cơ bản nhất để không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe bé sau này.

Để tắm cho trẻ sơ sinh một cách an toàn và đúng cách, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ trước khi tắm

Một vài đồ dùng mẹ nên chuẩn bị sẵn cho bé trước khi tắm.

Một vài đồ dùng mẹ nên chuẩn bị sẵn cho bé trước khi tắm.

Đồ dùng tắm cho trẻ rất phức tạp. Thế nên trước khi tắm cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ tất cả các dụng cụ cần thiết cho việc tắm của trẻ như: chậu dài, chậu tròn, sữa tắm, dầu gội, khăn tắm, tã giấy, quần áo, bao tay, bao chân,…

Nhiệt độ phòng

Nếu bật điều hòa, mẹ hãy điều chỉnh mức nhiệt phù hợp để trẻ có thể tắm.

Nếu bật điều hòa, mẹ hãy điều chỉnh mức nhiệt phù hợp để trẻ có thể tắm.

Trước tiên cha mẹ cần phải điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. Thông thường nhiệt độ lý tưởng nhất để cho bé tắm dao động từ 24 – 26 độ C. Vì thế nếu như thời tiết, điều kiện không cho phép thì mẹ có thể lau người cho bé thay vì tắm.

Không gian tắm

Trẻ con rất dễ bị cảm lạnh, thế nên cha mẹ hết sức cẩn thận khi tắm cho trẻ sơ sinh. Hạn chế tắm cho bé ở nơi thoáng gió, ngay cả trong mùa hè nóng bức.

Thời gian tắm

Trước khi tắm cho trẻ, mẹ nên hạn chế cho trẻ bú, tốt nhất là nên cho trẻ tắm trước khi bú để tránh trường hợp trẻ bị trớ. Bên cạnh đó, thì cha mẹ cũng nên cho trẻ tắm từ sớm, thời gian tốt nhất để tắm cho bé nhà bạn là từ 14 giờ đến trước 16 giờ mỗi ngày.

Nhiệt độ nước

Mức nhiệt lý tưởng của nước cho trẻ tắm là 37-38 độ C.

Mức nhiệt lý tưởng của nước cho trẻ tắm là 37-38 độ C.

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước, khoảng 37-38 độ C là phù hợp nhất. Trong trường hợp nhà không có nhiệt kế, cha mẹ có thể thử nước bằng khuỷu tay, nếu cảm thấy không nóng không lạnh thì nước đó là vừa phải trẻ có thể tắm. Hoặc có thể pha chế nước tắm theo công thức một nước sôi và ba nước lã.

Quá trình tắm

Cha mẹ hãy tắm thật nhẹ nhàng cho bé, tránh dùng móng tay vì như thế sẽ gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé.

Cha mẹ hãy tắm thật nhẹ nhàng cho bé, tránh dùng móng tay vì như thế sẽ gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé.

Bắt đầu tắm, cha mẹ cởi áo và tã cho trẻ thật nhẹ nhàng. Tiếp đến lấy khăn bông lau sạch mặt bé, sau đó dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ để gội đầu. Nên dùng khăn mềm và nhỏ để gội cho trẻ, tránh dùng móng tay vì điều này có thể khiến da đầu yếu ớt của trẻ bị tổn thương. Sau khi gội sạch đầu thì cha mẹ từ từ đưa cơ thể trẻ vào nước và nhẹ nhàng tắm từng bộ phận, sau đó dội nước rửa sạch bọt xà phòng. Đối với những trẻ chưa rụng rốn, cha mẹ tránh để nước vào rốn trẻ để tránh bị nhiễm trùng.

Sau khi tắm rửa sạch sẽ xong, cha mẹ dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô người trẻ, thoa phấn rôm để giữ da trẻ luôn khô thoáng, rồi lập tức mặc quần áo cho trẻ đỡ bị cảm lạnh.

Tránh cho bé ăn ngay sau khi tắm

Trẻ mới tắm xong, nên cho trẻ uống chút nước ấm để làm ấm cơ thể thay vì bú sữa.

Trẻ mới tắm xong, nên cho trẻ uống chút nước ấm để làm ấm cơ thể thay vì bú sữa.

Trong quá trình tắm, các mạch máu ngoại biên giãn ra nên việc cung cấp máu trong cơ thể trẻ bị giảm. Nếu cho trẻ ăn luôn thì nhiệt đột trong cơ thể bé sẽ bị giảm đột ngột, dễ bị cảm lạnh. Thay vì việc cho trẻ ăn thì cha mẹ nên cho trẻ uống một chút nước ấm để làm nóng cơ thể trẻ

Hy vọng rằng với những lưu ý trên, cha mẹ có thể trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể tắm cho trẻ một cách an toàn và đúng cách, giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn mỗi khi tắm.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn