Bác sĩ khẳng định: "Đưa ngón tay vào miệng của em bé bị co giật là cách xử lý sai lầm"

12:50, Thứ hai 05/08/2019

( PHUNUTODAY ) - Bác sĩ khẳng việc đưa ngón tay vào miệng của em bé bị co giật là cách xử lý sai lầm, không nên làm.

Sốt cao co giật là gì?

Cơn co giật toàn thể (grand-mal seizures) là một tình trạng co giật cơ tần suất cao và kéo dài. Khi co giật như vậy, người bệnh thường mất tri giác, ngừng hô hấp (các cơ hô hấp co giật liên tục hay co cứng nên phổi không giãn nở được), tăng tiết đàm nhớt đường hô hấp và không nuốt được gây sùi bọt mép, mắt trợn, tím tái.

Co giật xuất hiện do tăng thân nhiệt > 37.8 độ C ở trẻ từ 6 tháng tuổi tới 6 năm tuổi. Từ 3-5% trẻ trong độ tuổi trên bị co giật do sốt. Từ 6 tuổi trở đi trẻ sẽ không còn nguy cơ bị co giật khi sốt.

Khi co giật trẻ có thể có thêm các biểu hiện nôn ói, tiêu tiểu không tự chủ, sùi bọt mép...

animation-65-1507517428548-0-108-281-561-crop-1507517443109

Các cơn co giật này thường là các cơn co giật toàn thể, ngắn, kéo dài không quá 5 phút. Sau co giật, trẻ có thể lờ đờ chậm chạp hoặc ngủ. Thời gian này có thể kéo dài tới cả tiếng đồng hồ. Trẻ thường bị 1 cơn co giật cho 1 đợt sốt.

Trẻ bị co giật, cần phải làm gì?

- Bình tĩnh, chừa một không gian đủ lớn cho người co giật, giữ khoảng cách giữa mọi người xung quanh và người đang co giật. Người đang co giật mất tri giác, có thể gây tổn thương tới người xung quanh.

- Bảo đảm môi trường an toàn cho người co giật được co giật an toàn. Tránh xa vùng có nước, điện, thuỷ tinh, vật sắc nhọn, đồ dùng có thể ngã đổ gây chấn thương.

- Đặt trẻ xuống nơi rộng thoáng khí, để trẻ co giật, theo dõi trẻ, theo dõi xem thời gian trẻ co giật là bao nhiêu để báo với bác sĩ khi đưa tới bệnh viện. Hết giật, cho trẻ nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện.

- Kê vật mềm dưới đầu người co giật để tránh chấn thương đầu trong lúc co giật.- Không cố giữ chân giữ tay trẻ vì có thể gây chấn thương cơ xương khớp của trẻ.

- Không bế ẵm trẻ khi trẻ đang co giật vì có thể làm rơi trẻ gây chấn thương.

- Không nhét bất cứ thứ gì vào mồm trẻ vì có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp trên.

- Ghi lại thời gian co giật nếu có thể.

- Khi bệnh nhân đã ngưng co giật, xoay bệnh nhân nằm nghiêng để làm thông thoáng đường thở, đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng tránh việc hít sặc nước bọt của chính mình. Khi trẻ con sặc sữa cũng nằm nghiêng là vì lý do này.

- Không đè chặt bệnh nhân, co giật cơ là tự phát không ý thức, đè chặt hay trói người bệnh không hề làm ngưng co giật mà sẽ gây chấn thương cho người co giật, tôi đã gặp người nhà cố sống cố chết đè người co giật làm bị té và chấn thương đầu.

- Sau khi người co giật tỉnh lại, đừng bỏ người ta một mình mà phải theo dõi xem đã hồi phục tri giác chưa, có yếu cơ hay liệt không, không cho ăn uống gì cho tới khi chắc chắn đã hồi phục. Giải thích cho người bị co giật chuyện gì đã xảy ra.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc