Bác sĩ khuyến cáo đưa bé đi viện ngay khi có những dấu hiệu này

( PHUNUTODAY ) - “Đi khám bác sĩ” có lẽ là từ mà các cặp cha mẹ mới có con lần đầu rất hay nói đến, vì họ luôn cảm lo lắng về sức khỏe của bé. Bất cứ biểu hiện khác thường nào của con cũng làm họ hoảng sợ.

Khi nào cần cho trẻ đi viện?

Khóc bất thường

Nếu em bé của bạn bỗng nhiên bắt đầu khóc nhiều hơn bình thường và bạn không thể dỗ dành bé theo những cách thông thường, hoặc nếu bé khóc yếu đi, với tiếng khóc nhỏ, the thé, có thể bé bị bệnh nặng. Điều ngược lại cũng đúng - nếu em bé của bạn có vẻ không vui vẻ, không khóc nhưng không hoạt động như bình thường, tỏ ra lơ mơ, khó thức dậy, bạn hãy đưa bé đi bác sĩ ngay.

bac-si-khuyen-cao-dua-be-di-vien-ngay-khi-co-nhung-dau-hieu-nay-65650828_1792813910865464_914441585775607808_n-1561800859-710-width600height400

Cảm giác ngon miệng

Bình thường, tới cữ ăn hoặc cữ sữa, bé tỏ ra háo hức đói. Nhưng nếu bây giờ bỗng nhiên bé tỏ ra thờ ơ, ăn uể oải, không còn thể hiện hứng thú trong ăn uống như thường ngày... có thể bé đã bị bệnh. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy bé ói thức ăn ra nhiều hơn bình thường, với thức ăn nguyên trạng như không tiêu, hoặc bé ói kèm đờm dãi màu xanh, bạn nên đưa bé đi bác sĩ.

Đi tiêu bất thường

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, thường đi tiêu rất mềm hoặc lỏng. Nhưng nếu phân bé có nhiều nước, em bé của bạn có thể đã bị tiêu chảy.Bạn cần theo dõi tình hình thêm vài ngày xem liệu hiện tượng tiêu chảy có tiếp tục. Lúc này, hãy cố gắng vẫn cho bé bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên như bình thường để bé không bị mất nước với “thành phẩm” là bé sẽ làm ướt tối thiểu 6 chiếc tã mỗi ngày. Nếu bé có vẻ mệt mỏi và vẫn tiếp tục đi tiêu lỏng hoặc bắt đầu đi tiêu ít lại, rặn khó khăn, phân khô khác lạ thông thường hoặc trong phân có máu, chất nhầy.. . bạn cần đưa bé đi bác sĩ.

bac-si-khuyen-cao-dua-be-di-vien-ngay-khi-co-nhung-dau-hieu-nay-be-di-ngoai-15602854101261750118329-1561800860-903-width640height335

Khó thở

Nếu hơi thở của bé trở nên mệt nhọc, khó khăn bạn cần nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.

bemet2

Sốt

Mặc dù sốt ở trẻ là một tín hiệu cho thấy bé bị bệnh, nhưng nếu bé chỉ có mỗi biểu hiện sốt thì thường không đáng lo ngại. Vì nó là phản ứng bình thường của cơ thể trước một sự nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn) nào đó. Sốt giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Một em bé có thể có sốt nhẹ nhưng lại có bệnh nặng, hoặc bị sốt cao nhưng lại chỉ bị bệnh nhẹ. Nhưng nếu một em bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt 38 độ C hay cao hơn, bé nên được thăm khám ngay.

Nếu một em bé lớn tháng tuổi hơn bị sốt, bạn hãy quan sát trẻ thêm một ngày để xem liệu bé có thêm triệu chứng gì khác. Nếu các triệu chứng kèm theo làm bạn bối rối như sốt cao trên 40oC và tình hình không được cải thiện sau 2h uống thuốc hạ sốt. Con bạn biểu hiện rất đừ (sốt thường đi cùng với nhức đầu, chóng mặt, cứng gáy, thở khó khăn, nổi hồng ban hoặc không chịu uống nước. Bạn hãy đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.

Gặp bác sĩ sẽ cho bạn sự an tâm, bớt những lo lắng vẩn vơ. Nhưng bạn cũng đừng nên quá lạm dụng, vì môi trường ở đông đúc ở bệnh viện đôi khi không tốt cho bé của bạn, nếu triệu chứng của bé không quá đáng lo ngại.

Dấu hiệu nguy hiểm

Chia sẻ những vấn đề về đường tiêu hóa của trẻ, Ths. BS Châu Tố Uyên – Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho rằng, bệnh đường tiêu hóa là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp lên những cơ quan của đường tiêu hóa. Trẻ ốm, mắc bệnh về đường tiêu hóa chủ yếu do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, hoặc dùng kháng sinh kéo dài, thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi...

bac-si-khuyen-cao-dua-be-di-vien-ngay-khi-co-nhung-dau-hieu-nay-be-om-8-1560285448856961357444-1561800860-763-width600height450

Một số bệnh đường tiêu hóa chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và có thể được khắc phục ngay, nhưng do tâm lý bố mẹ trẻ sợ và ngại đi bệnh viện hoặc không có thời gian đưa con đi khám bệnh khiến diễn biến bệnh trầm trọng thêm.

Tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng, hoặc toé nước trên 2 lần trong 24 giờ. Mẹ nên cho bé đi khám ngay khi bé có 1 trong các triệu chứng sau: ăn uống kém, sốt cao, nôn ói nhiều, tiêu chảy nhiều, phân có máu, khát nước nhiều, trẻ không khá hơn sau 3 ngày.

Với bé 2-6 tháng có thể bị tình trạng chậm đi tiêu sinh lý, tức là nhiều ngày mới đi tiêu một lần, tuy nhiên phân vẫn mềm, không cứng. Nếu bé đi 5-7 ngày một lần mà phân vẫn mềm thì không sao cả.

Nếu bé chậm tăng cân thì tình trạng chậm đi tiêu có thể do bú chưa đủ, cần cho bú sữa mẹ nhiều lần hơn trong ngày.

Nếu bé vẫn tăng cân tốt, bạn nên bổ sung thêm trong chế độ ăn của bạn nhiều rau, trái cây giàu xơ có thể massage bụng theo chiều kim đồng hồ cho bé để kích thích nhu động ruột.

Mẹ nên đưa bé đến khám bệnh khi có các biểu hiện bụng trướng nhiều, ói nhiều, tiêu phân cứng khô, hay phân có máu, chậm tăng cân, quấy khóc nhiều hay bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng để được các bác sĩ khám và tư vấn.

Với bé có triệu chứng tiêu lỏng và nhầy máu có thể là biểu hiện của bệnh viêm ruột. Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị sớm.

Nếu bé thường xuyên nôn ói cần đưa đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link

Thu