Bài học Trung Quốc mất cả tỷ USD vì nhà giá rẻ

09:47, Thứ bảy 10/08/2013

( PHUNUTODAY ) - Tân Hoa Xã từng lên tiếng cảnh báo công tác chống tham nhũng trong chương trình nhà ở giá rẻ đang trở nên “ngày càng cấp bách" trong một bản tin đầu năm 2013.

(Đời sống) - Có khoảng 5,8 tỉ nhân dân tệ (khoảng 950 triệu USD) bị chi cho các mục đích “trả nợ, đầu tư nước ngoài, trưng dụng đất, phá hủy nhà và các chi phí không liên quan đến dự án nhà ở giá rẻ khác”.
Báo Tuổi trẻ dẫn nguồn tin cho biết, văn phòng kiểm toán quốc gia Trung Quốc, tổng cộng có 360 dự án và tổ chức đã “biển thủ” số tiền này.
 
Trong những năm gần đây, chi phí nhà ở tại Trung Quốc trở thành một vấn đề nhạy cảm. Từ năm 2011 đến 2015, chính phủ Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 36 triệu đơn vị nhà ở giá rẻ. Hồi năm ngoái, chương trình này nhận tổng cộng 880 tỉ nhân dân tệ và xây dựng đượt, 5,9 triệu đơn vị nhà ở, hỗ trợ cho 9,5 triệu gia đình.
 
Tuy nhiên, lợi dụng chính sách này, có khoảng 110.000 gia đình làm giả giấy tờ để đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở.
 
Tân Hoa Xã từng lên tiếng cảnh báo công tác chống tham nhũng trong chương trình nhà ở giá rẻ đang trở nên “ngày càng cấp bách” trong một bản tin đầu năm 2013. 
 
Vài năm trở lại đây, Trung Quốc phải đối diện với nguy cơ bong bóng của nền kinh tế trong đó có bong bóng bất động sản.  Từ 2009, các ngân hàng Trung Quốc đã chi 1.500 tỷ USD cho các khoản vay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó một tỷ lệ lớn đầu tư vào bất động sản. Chính điều này đã khiến cho giá bất động sản tại quốc gia đông dân số một thế giới này tăng cao nhanh chóng. Hoạt động tín dụng tại đây đã được cảnh báo nhiều vì việc cho người dân vay đầu tư bất động sản quả dễ dãi.

 

Những khu đô thị
Những khu đô thị "ma" của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về những khu đô thị hoàn thiện xong không có người về ở. 
 
Trước kia, khu vực xuất khẩu của Trung Quốc đã tạo động lực cho làn sóng đô thị hóa của Trung Quốc. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, ngành xuất khẩu khó làm được điều đó thêm lần nữa trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa ở các nền kinh tế phát triển vẫn đang yếu và chi phí sản xuất gia tăng khiến hàng Trung Quốc giảm sức cạnh tranh. Công suất dư thừa khổng lồ trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm thép, năng lượng mặt trời và đóng tàu, sẽ càng khiến vấn đề tạo việc làm thêm phần khó khăn.
 
Có thời kỳ, các thành phố ở Trung Quốc đã lấp đầy chỗ trống trên thị trường lao động bằng việc làm trong ngành xây dựng, có được nhờ hoạt động đầu tư bùng nổ khắp toàn quốc. Những dự án xây dựng đã góp phần giúp Trung Quốc giữ tốc độ tăng trưởng, nhưng cũng làm mọc lên những “thành phố ma”. 
 
Các chuyên gia kinh tế thế giới đã nhận định rằng: Trung Quốc vốn có “truyền thống” xây dựng trước rồi sau mới tạo nhu cầu, điển hình là trường hợp Thượng Hải. Cách đây 1 thập kỷ, những cao ốc ở quận kinh doanh Phố Đông mới xây khi đó không tìm được khách thuê, nhưng chẳng bao lâu sau đã trở thành biểu tượng cho sự thành công của Trung Quốc.
 
Tuy nhiên, nhiều thành phố nhỏ hơn của Trung Quốc không thể có được sức hút lớn như của Thượng Hải. Nên việc tồn tại các "thành phố ma" vẫn ám ảnh người dân nước này.
 
Nhận thấy việc tồn tại các thành phố ma ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế khiến lạm phát, nợ xấu tăng cao. Ngay khi lên nhậm chức, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cho rằng: “Đô thị hóa sẽ không chỉ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, đồng thời tạo cơ hội việc làm, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người dân” và Chính phủ Trung Quốc đã bắt tay vào xây dựng chính sách mua nhà giá rẻ cho người dân. Chính vì thế mà thời gian gần đây, giá nhà đất của Trung Quốc có chiều hướng ấm dần lên.
 
  • Trúc Liên (Tổng hợp) 
 
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc