Bầu 3 tháng giữa có nên đi bơi không?

( PHUNUTODAY ) - Hầu hết những lời khuyên cho các mẹ bầu trong 3 tháng đầu là không nên đi bơi bởi đây là giai đoạn không an toàn cho cả mẹ và bé. Thế nhưng nếu các mẹ bầu đi bơi trong 3 tháng giữa thai kỳ thì có sao không?

Bầu 3 tháng giữa có nên đi bơi không?

Để có thể giúp các mẹ có một sức khỏe tốt cho cả mình và thai nhi thì việc vận động là điều không thể thiếu, vậy trong 3 tháng giữa thai kỳ, các mẹ có nên đi bơi không?

Bầu 3 tháng giữa có nên đi bơi không?

Lợi ích của việc đi bơi trong 3 tháng giữa thai kỳ

+ Tốt cho hệ tim mạch:

Mặc dù chỉ tác động nhẹ nhàng nhưng bơi rất có lợi cho hệ tim mạch và khiến phụ nữ mang thai có được cảm giác không trọng lượng khi mà cơ thể đang dần tăng cân.

Đặc biệt, nguy cơ bị chấn thương đối với các mẹ bầu khi bơi là rất thấp so với các môn thể thao khác.

+ Tăng khả năng trao đổi oxy cho cả mẹ và thai nhi:

Bơi lội sẽ giúp cải thiện hệ tuần hoàn, làm săn chắc cơ, tăng sức chịu đựng cho cơ thể. Hoạt động này còn giúp bà bầu đốt cháy calo, cảm thấy đỡ nặng nhọc, ngủ sâu hơn và dễ thích nghi hơn với những thay đổi về tâm sinh lí trong thai kỳ.

+ Môn thể thao an toàn nhất cho mẹ bầu:

Như đã nói ở trên, bơi lội được đánh giá là một trong những hình thức luyện tập an toàn nhất. Nếu bạn đã thường xuyên đi bơi trước khi mang thai, thì trong thai kỳ, bạn vẫn có thể tiếp tục mà không cần phải thay đổi nhiều.

20.bau-3-thang-giua-co-nen-di-boi-khong-phunutoday.vn

 

Tuy nhiên, nếu đây không phải là thói quen của bạn thì bạn nên thử nghiệm nó bởi nó sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể người mẹ và thai nhi, với điều kiện bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trước.

Các bác sĩ cũng lưu ý các mẹ bầu nên bắt đầu một cách thật chậm rãi, cử động một cách thoải mái từ từ trong quá trình khởi động và kết thúc, và luôn nhớ rằng không được làm quá sức mình.

Một số điều cần lưu ý với mẹ bầu khi đi bơi

+ Nên đo huyết áp trước khi xuống nước

+ Chú ý đến nhiệt độ nước bể bơi

Độ ấm của nước duy trì ở mức 29-30 độ C. Với nhiệt độ này các cơ sẽ không bị co giật và không làm thai phụ mệt mỏi.

+ Lựa chọn thời điểm bơi lội tốt nhất

Thời kỳ bơi lội tốt nhất với thai phụ là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 mang thai. Bởi lúc đó thai nhi đã đi vào ổn định, chức năng sinh lý bắt đầu phát huy tác dụng.

+ Chú ý các hoạt động chuẩn bị cho sau bơi

Để an toàn hơn khi lên bờ, cần để sẵn một đôi dép chống trơn trượt cạnh bể bơi để dùng ngay khi lên khỏi mặt nước.

+ Nên bơi bể bơi ngoài trời

Nếu điều kiện thời tiết cho phép, nên bơi ở bể ngoài trời để tránh được mùi clo khó chịu.

Một số bể bơi hiện đại còn dùng ozone thay thế clo, bạn có thể lựa chọn loại bể bơi này thì sẽ dễ chịu hơn.

+ Đừng quên uống nước trước khi bơi

+ Không nên bơi quá lâu

+ Không nên lặn

+ Không ngồi tùy tiện khi đang mặc đồ bơi

Không nên ngồi tuỳ tiện khi đang mặc đồ bơi còn ướt, bởi môi trường nóng, ẩm vi khuẩn rất dễ sinh sôi và có thể xâm nhập vào âm đạo dẫn đến viêm âm đạo.

Bà bầu nên chú ý bổ sung nguồn dinh dưỡng gì trong 3 tháng giữa của thai kỳ?

+ Canxi:

Làm cho răng và xương chắc khỏe, ngoài ra hỗ trợ chức năng thần kinh. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày bạn cần khoảng 1.500mg canxi.

Để có thể tăng cường canxi cho cơ thể, các mẹ nên uống nhiều sữa, ăn tép nhỏ, cá nhỏ lẫn xương.

+ Chất béo:

Các mẹ đừng sợ lên cân mất dáng sau này đến độ hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể. Thực chất, như đã nói ở trên, chất béo không thể thiếu trong quá trình bé phát triển hệ thần kinh.

Cũng do vậy mà các bác sĩ khuyên thai phụ cần 70-80g chất béo/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá.

+ Chất sắt:

Thiếu máu do thiếu sắt là điều rất nguy hiểm cho mẹ trong 3 tháng cuối và giai đoạn sinh nở. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (nhất là rau bồ ngót), phủ tạng (tim, gan…).

Bác sĩ cũng có thể cho bạn uống bổ sung viên sắt trong quá trình mang thai nếu như thấy lượng sắt đưa vào cơ thể qua dinh dưỡng không cung cấp đủ.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên bổ sung axit béo vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối của mình như:

+ Uống dầu cá theo hướng dẫn của bác sĩ.

+ Dùng các loại hạt bí, hạt hướng dương để làm món “nhâm nhi”.

+ Ăn các loại rau lá xanh như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh.

+ Thêm dầu ăn vào các món ăn chế biến hàng ngày. Chọn dầu ô liu, dầu hướng dương hay dầu mè rất tốt.

+ Ăn nhiều đậu phụ.

+ Và đừng quên chất đạm, tinh bột

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn