Bé đi ngoài ra máu nhầy biểu hiện bệnh gì, phải làm sao?

18:55, Thứ tư 10/01/2018

( PHUNUTODAY ) - Bé đi ngoài ra máu nhầy là biểu hiện không bình thường có nguy cơ nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi màu máu, lượng máu để có thể đưa bé đi khám chữa kịp thời.

Đi ngoài ra máu nhầy ở trẻ không phải là dấu hiệu bình thường, các mẹ cần chú ý quan sát màu sắc phân, lượng máu cùng các biểu hiện bất thường khác để có phương án đối phó phù hợp. Nếu máu xuất phát từ đại tràng hoặc trực tràng có màu đỏ và chỉ có thể phủ bên ngoài phân (độc lập với phân). Còn nếu máu từ đoạn trên của đường tiêu hóa thì màu máu thường sậm hơn như màu nâu, nâu sẫm, đen và hòa vào phân.

Bé đi ngoài ra máu nhầy biểu hiện của bệnh gì?

Do nhiễm khuẩn đường ruột

Ở trẻ nhỏ khi chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh và thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm; đồng thời mẹ chưa quan tâm đến việc rửa tay sạch sẽ cho con trẻ trước khi ăn uống; ăn uống không hợp vệ sinh,… thì hệ tiêu hóa trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn.

4
Có nhiều nguyên nhân khiến bé đi ngoài ra máu nhầy

Thường trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ bị đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đi cầu phân lỏng có thể lẫn chất nhầy và bạch cầu. Mặc dù trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì có thể điều trị tại nhà dễ dàng, nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít,… nếu không được can thiệp y tế sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh lỵ khiến trẻ bị đi ngoài ra máu nhầy

Đa số trẻ bị đi cầu phân có máu lẫn mũi nhầy thì phần lớn là do lỵ: Lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amip.

Đối với bệnh lỵ trực khuẩn: Thường xảy ra cấp diễn, trẻ có sốt cao, đại tiện ngày nhiều lần, phân lỏng có lẫn máu mũi và dễ dẫn đến trạng thái nhiễm độc.
Đối với bệnh lỵ amíp: Thường dai dẳng tái phát, phân ít, lỏng nhưng rất nhiều máu và mũi, trẻ đi ngoài thường  dùng sức rặn.
Polyp đại trực tràng cũng là căn nguyên

Mặc dù ít gặp nhưng cũng nên cẩn trọng với bệnh polyp đại trực tràng ở trẻ. Thường người bệnh polyp đại trực tràng sẽ thấy đi ngoài phân máu và máu tươi nhỏ giọt cuối bãi, máu có thể bao ngoài khuôn phân thành sọc nhưng ở trẻ cũng có thể thấy đi ngoài phân nhầy máu. Nguyên nhân được xác định là do khối polyp trực tràng sát hậu môn nên có thể gây kích thích khiến phân nhầy máu và dễ nhầm với hội chứng lỵ.

Để chẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng cần nội soi đại tràng và cắt polyp trong quá trình soi. Sau cắt hầu hết trẻ hết triệu chứng đi ngoài ra máu, duy chỉ một số rất ít các trường hợp polyp có thể tái phát.

Bị bệnh lồng ruột

Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới (hay ngược lại), làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Đây một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Tuy lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm, nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi. Vì vậy cần hết sức thận trọng. Nếu thấy trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi, người mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ,… cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Bé đi ngoài ra máu nhầy phải đi khám khi có triệu chứng gì?

Một số biểu hiện đi ngoài sau đây có thể giúp mẹ nhận biết được bé bị bệnh gì, để sớm đưa trẻ đi thăm khám:

- Trẻ đi ngoài phân xanh sẫm, hơi nhầy, đồng thời trẻ quấy khóc khi ăn: có thể do bé bị đói.
- Trẻ đi ngoài phân màu trắng, nhạt: gan của trẻ có vấn đề hoặc trẻ sơ sinh bị tắc ống mật.
- Trẻ đi phân nhầy, màu xanh: thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hoặc có thể nguyên nhân là do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.
- Trẻ đi ngoài phân sống, có bọt: có thể trẻ ăn nhiều chất đường và chất bột.
- Trẻ đi ngoài phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do trẻ ăn quá nhiều.
- Trẻ đi phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi 3,4 lần/ ngày: các mẹ nên kiểm tra xem có phải do bé bị lạnh bụng khi ngủ không.
- Trẻ đi ngoài hân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ: bé có thể bị bệnh tả.
- Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân nước có lẫn chất nhầy, bé nôn nhiều và khóc thét từng cơn: có thể bé bị lồng ruột.
- Trẻ đi tiêu khó, phân cứng và ít: có thể bé đang bị táo bón.
- Trẻ đi ngoài phân lỏng toàn nước, khoảng 10 lần trở lên trong 1 ngày: cha mẹ nên lưu ý đưa trẻ đi khám xem có phải bị ngộ độc thức ăn hay không.

Bé đi ngoài ra máu nhầy phải làm sao?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, do đó bạn nên cho em bé đi khám để được chẩn đoán một cách chính xác nhất.

3
Nên đưa bé đi khám để kịp thời điều trị
  • Dựa trên triệu chứng : đánh giá tình trạng, phỏng đoán nguyên nhân.
  • Phân tích mẫu phân : kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn, vi rút; lượng chất nhầy và lượng máu.
  • Xét nghiệm máu : nếu nghi ngờ nhiễm trùng.
  • Qua kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ cho bạn lời khuyên tốt nhất để chăm sóc em bé.

- Cho trẻ bú sữa mẹ là cách tốt nhất để đường tiêu hóa hoạt động bình thường, hệ miễn dịch được nâng cao.
- Kiểm tra lại thức ăn, thức uống hoặc thuốc của em bé.
- Uống thuốc kháng sinh nếu là do nhiễm vi khuẩn.
- Nếu trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu kèm với dấu hiệu mất nước, sốt cao hoặc máu chảy nhiều thì phải đi cấp cứu ngay lập tức.

Một ít chất nhầy trong phân trẻ sơ sinh là bình thường nhưng kèm theo máu thì rất đáng chú ý. Hi vọng rằng, dựa vào những thông tin trên, cùng với những quan sát của mình, bạn sẽ đánh giá được tình trạng của con và biết nên làm thế nào là tốt nhất.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc