Bé trai 11 tuổi bị vi khuẩn tụ cầu vàng ăn vào tim, hôn mê sau chỉ sau một cú ngã xe

16:56, Thứ tư 20/03/2019

( PHUNUTODAY ) - Trẻ nhỏ thường ham chơi nghịch ngợm nên việc té là chuyện bình thường, nhưng em bé Nguyễn Huỳnh K lại gặp nguy kịch quá lớn

Đó là câu chuyện của em Nguyễn Huỳnh K. 11 tuổi, hiện đang sinh sống tại Bạc Liêu. Ngày hôm đó, em K. đang đi xe đạp thì bị ngã, dập đầu gối, dẫn đến xây xát chân trái.

Về nhà, chân trái của em sưng to dần, đi lại khó khăn, không duỗi được…,khiến gia đình phát hoảng, cả nhà liền đưa em đến bệnh viện địa phương điều trị nhưng không đỡ.

Ba ngày sau, em K. được chuyển đến khoa cấp cứu BV Nhi Đồng TP.HCM, trong tình trạng sốt cao liên tục, lừ đừ, khó thở, sưng nóng đỏ và đau hơn nửa chân trái. Em có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết nặng.

Bé trai nguy kịch sau cú ngã xe

Bé trai nguy kịch sau cú ngã xe

Qua thăm khám và siêu âm ghi nhận, em K. bị tràn dịch màng tim và tràn mủ khớp gối nhiễm trùng, em bị suy hô hấp, khó thở, nên phải phải thở máy.

Khi thăm khám toàn diện, các bác sĩ phát hiện những vết xước da rất nhỏ, đã liền sẹo ở hai cẳng chân và gối trái của em và nghi ngờ bé trai nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng vào máu qua các vết thương này. Các bác sĩ liền tiến hành cấy máu, mủ khớp gối và xác định em K. dương tính với vi khuẩn tụ cầu vàng.

Ngay sau đó, em K. được phẫu thuật nội soi lồng ngực mở cửa sổ màng tim đặt dẫn lưu hút mủ, đồng thời tháo mủ dẫn lưu và bơm rửa liên tục khớp gối trái.

Trước đó, cũng từng có trường hợp một trẻ thập tử nhất sinh vì nhiễm tụ cầu vàng qua vết xước nhỏ, các mẹ chớ coi thường.

Trẻ con thường hiếu động cha mẹ nên lưu ý con trẻ

Trẻ con thường hiếu động cha mẹ nên lưu ý con trẻ

Để phòng, chống ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng, bà Hoàng Thị Minh Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn, vệ sinh thực phẩm Hà Nội chia sẻ:

Đối với hộ gia đình, bếp ăn tập thể khi cần chế biến các loại thực phẩm ăn ngay phải chọn lựa nguồn nguyên liệu bảo đảm vệ sinh, lưu ý khâu bảo quản thực phẩm và chế biến kỹ lưỡng. Cần bảo quản các loại bánh kem, sữa, nước sốt ở nhiệt độ dưới 6 độ C và tránh giữ những thực phẩm này quá 12 giờ.

Các cơ sở sản xuất bánh kẹo, các nhà hàng ăn uống phải tăng cường kiểm tra dây chuyền sản xuất, nhất là khâu chế biến nguyên liệu; đồng thời, kiểm tra tình trạng vệ sinh và sức khỏe nhân viên định kỳ theo quy định.

Nếu phát hiện người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm bị mụn nhọt, đứt tay, viêm họng, viêm mũi phải cho nghỉ việc để điều trị dứt bệnh. Đối với trang trại chăn nuôi gia súc như: Bò, trâu, dê... để lấy sữa, ngành Thú y phải kiểm tra nghiêm ngặt tình trạng sức khỏe của các con vật này. Tránh lấy sữa ở các gia súc bị viêm vú do tụ cầu.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc