Bé Tiểu Mão người huyện Hoa Liên thuộc Đài Loan dạo gần đây tự nhiên có dấu hiệu của một người nghễnh ngãng lãng tai. Gia đình vội vàng đưa con của mình đến khám tại bệnh viện gần nhà. Sau khi kiểm tra các bác sĩ đã lấy ra trong ốc tai của bé Tiểu Mão một dị vật chính là ráy tai dài chừng 1 cetimet.
Thông qua sự việc của bé Tiểu Mão các bác sĩ có lời khuyên với các bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ nên thường xuyên lấy ráy tai cho con của mình. Và nên lấy ráy tai đúng cách.
Không dùng bông tăm ngoáy tai cho bé
Khi cha mẹ ngoáy tai bằng tăm bông có thể khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong ống tai gây ra tình trạng tắc nghẽn ráy tai hoặc làm cho cục ráy tai bị đẩy vào sâu bên trong hơn. Ba mẹ nên gắp ráy tai ra ngoài, hoặc có thể sử dụng thuốc nhỏ tai làm mềm ráy tai, giúp việc gắp ráy tai dễ dàng hơn.
Đưa bé đến bác sĩ để lấy ráy tai
Với trẻ nhỏ trung bình khoảng 1-2 tháng ba mẹ nên đưa bé đi bác sĩ lấy ráy tai. Mẹ tuyệt đối không tự ý dùng mọi cách để gắp ráy tai ra mà nên nhờ bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng xử lý.
Ngoài ra, nếu bé sống ở những nơi quá ốn ào hoặc môi trường bị ô nhiễm... có thể khiến tai bé sản xuất ra nhiều ráy hơn so với những trẻ sống trong điều kiện bình thường. Và nếu mẹ không để ý lấy ráy tai thường xuyên sẽ khiến con bứt rứt, khó chịu. Các mẹ hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa TMH để tai con được vệ sinh an toàn và sạch sẽ.
Xử lý ráy tai tại nhà đúng cách
Nếu mẹ nhận thấy bé có các dấu hiệu của ráy tai, mẹ có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày, từ 3-5 lần hoặc nhiều hơn. Mỗi lần mẹ từ 10 – 20. Việc làm này nhằm để cho dung dịch thấm vào nút tai, làm nút ráy tai mềm đi và dễ dàng lấy ra bên ngoài. Nếu thấy ráy tai mềm ra nhiều, mẹ tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý thêm 5 - 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai được hết và được đẩy ra khỏi ống tai của bé.