Ông Chung, ở Trung Quốc kể vào thời điểm đó, cha của ông đã đổ một chậu nước nóng chuẩn bị thịt gà. Đứa con trai 3 tuổi của ông tên là Tuấn Hào cùng với 2 chị gái (một bé 8 tuổi, 1 bé 5 tuổi) vây quanh chậu nước đùa nghịch và xem thịt gà.
Bỗng nhiên ông Chung nghe thấy tiếng con khóc nên chạy lại thì thấy Tuấn Hào đã nằm trong chậu nước nóng.
Bé trai bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn |
Ông Chung cho biết: Khi cởi quần áo cho con tay tôi thấy rất nóng và các vị trí vừa cởi áo xong thấy bị bỏng rất nghiêm trọng.
Ông cũng nói thêm rằng lúc xảy ra sự việc, mẹ đứa trẻ đang bận rộn trong bếp, các bé vây quanh chậu nước để xem ông nội chuẩn bị thịt gà, tất cả mọi người đều bất cẩn.
Có rất nhiều trường hợp con bị bỏng nặng, di chứng cả đời chỉ vì sự vô tâm của cha mẹ.
Theo số liệu thống kê của Viện bỏng Quốc gia thì cứ trong 100 nạn nhân bỏng có từ 40 đến 65 là trẻ em. Trong 100 trẻ em bị bỏng thì có từ 50 đến 60 là nằm trong độ tuổi từ 1 đến 3. Và những tác nhân gây bỏng ở trẻ chủ yếu là do bỏng nước sôi (phích nước nóng, ấm nước nóng nồi cơm điện), bỏng do thức ăn (canh nóng, cháo nóng) và phần còn lại là bỏng do lửa, hóa chất và điện.
Lý giải cho những nguyên nhân khiến trẻ em là đối tượng dễ bị bỏng nhất, bác sĩ Lê Đức Mẫn (chủ nhiệm khoa Nhi – Viện Bỏng Quốc gia) cho rằng, đa phần trẻ bị bỏng là do sự bất cẩn của người lớn.
Trẻ nhỏ là những đối tượng vô cùng hiếu động, nghịch ngợm, tò mò lại chưa ý thức được sự nguy hiểm nên càng có nguy cơ bị bỏng cao. Bác sĩ nhận định, bỏng trẻ em rất nguy hiểm, bởi không chỉ gây đau đớn, trẻ bị bỏng có tỷ lệ tử vong rất cao. Chỉ cần bỏng 3% (diện tích bằng vài ngón tay), nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng và dẫn đến tử vong. Và thực tế đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bác sĩ khuyên bậc phụ huynh nên có những biện pháp nhất định để tránh tối đa những tai nạn về bỏng mà trẻ không may gặp phải.
Cách xử lý khi trẻ bị bỏng mẹ nào cũng cần "nằm lòng" Ngay sau khi bé bị tai nạn bỏng bàn tay, hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước trong nhà xối rửa nhiều nước (lưu ý không xối nước đá hoặc nước lạnh). Mục đích của việc làm này là làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, sẽ giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng. Trong khoảng 15 phút, sau đó bôi dầy kem BIAFINE hoặc SILVIRIN lên các ngón tay bị bỏng, dùng gạc vô trùng tách giữa các kẻ ngón tay và đắp gạc lên toàn bộ vết thương bỏng, băng lại. Sau đó tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để đưa các bé đến khám cho bác sỹ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp. Trong trường hợp trẻ bị nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà: mỗi ngày thay băng với NaCL và bôi kem BIAFINE dầy lên vết bỏng, đắp gạc băng vô trùng lại để giữ độ ẩm cho da. Sau đó là thay băng cách ngày.... Sau 2 tuần đa số vết bỏng độ 2 sẽ lành đẹp và ít để lại sẹo |
Bé trai sống lại sau một đêm nằm ở nhà xác (Xã hội) - (Phunutoday) - Một bé trai người Trung Quốc được xác định đã tử vong bất ngờ sống lại. |