Vụ nổ khủng khiếp
Khoảng 7h15 sáng, những người Tungus bản địa và người định cư Nga trên những quả đồi phía tây bắc Hồ Baikal quan sát thấy một cột ánh sáng xanh, chói như Mặt Trời, di chuyển ngang bầu trời.
Vụ nổ kinh hoàng đã thiêu rụi 60 triệu cây trên diện tích hơn 2.150 km2, tại Tunguska, Nga. Ảnh minh họa
Khoảng 10 phút sau, có một vụ nổ và một âm thanh "va chạm" lớn tương tự tiếng pháo nổ ngắn, ngày càng mở rộng ra xa.
Những người tận mắt chứng kiến vụ nổ kể rằng nguồn âm thanh di chuyển mỗi khi gặp chướng ngại, từ hướng đông lên hướng bắc.
Tiếp sau âm thanh là một đợt "sóng" mạnh trong không khí, hất ngã mọi người và đập vỡ cửa sổ ở khoảng cách hàng trăm dặm.
Vụ nổ đã được các trạm địa chấn khắp vùng Âu Á ghi nhận, và đã gây ra các dao động bất thường trong áp suất khí quyển ở mức đủ mạnh để có thể được phát hiện bằng các máy ghi khí áp mới được phát minh khi đó tại Anh Quốc.
Địa điểm này nằm ở giữa một khu vực núi lửa cũ, và các nhà nghiên cứu từng một lần phát hiện sự phun trào khí radon kéo dài 4 giờ.
Những nỗ lực nhằm tiến hành xác định niên đại carbon-14 cho thấy, đất ở đây đúng là có nhiều phóng xạ carbon-14.
Nhà địa chất người Nga Vladimir Epifanov và nhà vật lý học thiên thể người Đức Wolfgang Kundt đã cho rằng vụ nổ là một đợt phun trào khí mêtan từ trong lòng Trái Đất.
Nó tương tự như điều đã xảy ra năm 1994 gần làng Cando ở Tây Ban Nha.
Nhà vật lý người Nga Tiến sĩ Ol'khovatov thì giải thích vụ nổ bằng lý thuyết thiên thạch hay sao chổi, và có khuynh hướng cho rằng "vụ Tunguska" là một sự kiện địa vật lý.
Các giả thuyết
Năm 1973, Jackson và Ryan đã đưa ra giả thuyết rằng sự kiện Tunguska do một "hố đen nhỏ" đi qua Trái Đất gây nên.
Không may cho giả thuyết này là không hề có bằng chứng về một vụ nổ thứ hai tương tự xảy ra khi "hố đen" rời khỏi Trái Đất, vì thế nó đã không được chấp nhận rộng rãi.
Giả thuyết sau đó của Stephen Hawking nói về việc các hố đen bức xạ năng lượng cho thấy một hố đen nhỏ như vậy sẽ bốc hơi từ lâu trước khi có thể chạm tới Trái Đất.
Năm 1965, các nhà khoa học Cowan, Atluri và Libby cho rằng sự kiện Tunguska do sự hủy diệt của một khối phản vật chất rơi xuống từ vũ trụ gây nên.
Tuy nhiên, cũng như những giả thuyết trên, nó không tính tới lượng rác khoáng chất còn lại trong vùng sau vụ nổ.
Hơn nữa, không hề có bằng chứng thiên văn học nào cho thấy những khối phản vật chất như vậy hiện diện trong vùng vũ trụ của chúng ta.
Năm 1989, các nhà thiên văn học D' Alessia và Harms đã cho rằng một số deuterium trong một sao chổi rơi vào khí quyển Trái Đất có thể trải qua một quá trình phản ứng tan rã hạt nhân, để lại dấu vết dễ phát hiện ở hình thức Carbon-14...
Một số giả thuyết lại liên hệ sự kiện Tunguska với các cơn bão điện từ tương tự với những gì đã xảy ra sau những vụ nổ nhiệt hạch tại tầng bình lưu.
Cũng có ý kiến cho rằng vụ nổ Tunguska là kết quả của một cuộc thực nghiệm do Nikola Tesla tiến hành tại Tháp Wardenclyffe, cuộc thực nghiệm diễn ra trong thời gian Robert Pearry đang tiến hành các cuộc thám hiểm Bắc Cực.
Họ cho rằng Tesla đã gửi điện tín cho Peary thông báo về một 'hiện tượng bình minh bất thường' sẽ gặp phải khi ông tới Bắc Cực.
Tuy nhiên, ở thời điểm diễn ra sự kiện Tunguska đa số công việc tại Wardenclyffe đã chấm dứt và địa điểm này cũng đã bị bỏ hoang.
Hơn nữa, rõ ràng là không thể có cơ sở nói rằng chỉ với một nguồn năng lượng nhỏ tại Wardenclyffe lại gây ra được một nguồn năng lượng lớn như vậy ở một nơi khác...
Như vậy, cho đến nay, người ta vẫn chưa có một lời giải thích thỏa đáng nào cho vụ nổ Tunguska, nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa, đây vẫn là vụ nổ kinh hoàng và ẩn chứa nhiều bí ẩn bậc nhất trong lịch sử loài người.
Trái đất sẽ có thêm 1 giây vào ngày 30/6 tới (Khám phá) - (Phunutoday) - Ít ai ngờ vào 30/6 tới, thế giới sẽ được trải nghiệm một phút kéo dài tới 61 giây. |