Bị hổ đói rượt, người đàn ông bám vào cành cây sắp gãy ở vách núi cầu cứu Phật, ngài nói: "Hãy buông tay"

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn không chịu đặt xuống, bạn sẽ không thể cầm được thứ khác lên.

Con hãy buông tay ra

Một người đàn ông bị con hổ dữ rượt đuổi. Anh chạy thục mạng không dám ngoái đầu nhìn lại. Cuối cùng khi đến bờ vực thẳm anh không thể chạy được nữa, trong khi đó con hổ vẫn còn ở phía sau.

Lúc này người đàn ông rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Một bên là con hổ đói đang hau háu nhìn, còn một bên là vực thẳm sâu hun hút. Anh nhìn xuống, từ trong vách đá dựng đứng kia có một cành cây chĩa ra. Nghĩ rằng cành cây có thể là cứu tinh giúp anh thoát khỏi nanh vuốt hổ dữ, anh bắt đầu trèo xuống và bám vào đó.

Nhưng thật không may, chẳng mấy chốc cành cây sẽ không chịu đựng nổi sức nặng của cơ thể anh. “Thôi rồi, thế là mình chết chắc rồi…” anh vừa nghĩ vừa nhìn xuống phía dưới.

Quá sợ hãi, anh ngẩng lên và cầu nguyện: “Ông Trời ơi, xin hãy cứu con… Con sẽ làm bất kể điều gì nếu như ngài yêu cầu”.

147815907264861-du-khach-bi-ho-vo

“Con cầu xin ngài, hãy giúp con tai qua nạn khỏi. Hãy cho con biết giờ con cần phải làm gì?”

“Được, ta chỉ có duy nhất một yêu cầu này thôi,” giọng nói trên không từ tốn đáp. “Đó là…

…Con hãy buông tay ra!”

Một giây…

Hai giây…

Một phút trôi qua…

Lại thêm một phút nữa…

Cuối cùng, lấy hết sức bình sinh người đàn ông cũng nhắm mắt và buông tay. Không biết anh đã nằm bất tỉnh bao lâu, chỉ biết rằng khi tỉnh lại, anh thấy mình đang nằm trên chiếc xe chở đầy cỏ khô.

Người ta nói rằng anh thật may mắn khi rơi đúng vào lúc đoàn xe này đi ngang qua đó. Nhưng còn một bí mật nữa mà có lẽ anh không biết là, nếu buông tay sớm thêm hai phút nữa, anh sẽ hạ cánh an toàn xuống đoàn xe chở đầy bông và bọt biển; còn nếu chậm thêm chỉ một chút nữa thôi, anh cùng với nhành cây sẽ rơi xuống mặt đường toàn sỏi đá…

Khi cuộc sống không diễn ra như mong đợi, có thể đó là lúc nhắc nhở bạn rằng: “Hãy buông tay!” Buông bỏ cũng là một mỹ đức mà chỉ những ai can đảm phi thường mới có thể làm được. Và vì sao Phật gia giảng cần từ bỏ chấp trước, sống thuận theo tự nhiên? Phải chăng khi chúng ta dám buông bỏ, thì một cánh cửa đóng vào cánh cửa khác sẽ mở ra?

Thế nào mới thực sự là buông bỏ?

phat10-1

Câu chuyện 1

Lão hòa thường dắt tiểu hòa thượng đi vân du, trên đường gặp một con sông nhỏ. Trên bờ có một cô gái muốn qua sông, nhưng lại không dám lội qua. Cô gái đang bối rối không biết làm cách nào, lão hòa thượng bèn chủ động cõng cô qua sông, sau đó đặt cô xuống rồi hai người đi tiếp.

Trên suốt quãng đường, tiểu hòa thượng không nén được những băn khoăn suy nghĩ trong lòng, cậu thầm hỏi: “Sư phụ sao vậy nhỉ, sao lại cả gan cõng một cô gái qua sông?”.

Cứ như vậy suốt dọc đường tiểu hòa thượng suy nghĩ, suy nghĩ mãi. Cuối cùng vì không thể kìm nén hơn được nữa, cậu bèn hỏi: “Thưa thầy, thầy phạm giới rồi. Chẳng phải người xuất gia chúng ta không được gần nữ sắc đó sao? Thầy sao lại cõng cô gái đó?”.

Lão hòa thượng thở dài nói: “Ta đã bỏ cô gái ấy xuống lâu rồi, nhưng còn con sao vẫn chưa bỏ xuống?”.

Câu chuyện 2

Một ngày kia, tiểu hòa thượng lại đến gặp lão hòa thượng và nói: “Thưa sư phụ, mặc dù con đã buông bỏ rất nhiều thứ rồi, nhưng vì sao con không cảm thấy thanh tịnh được?”.

Lão hòa thượng không trả lời, mà chỉ yêu cầu tiểu hòa thượng ra vườn hái đầy hai lẵng hoa. Một lát sau, tiểu hòa thượng quay trở lại, mang hai lẵng đầy hoa dâng lên trước mặt sư phụ.

Sư phụ nói: “Buông!”.

Tiểu hòa thượng lưỡng lự không hiểu, nhưng cũng đặt lẵng hoa bên tay trái xuống.

Sư phụ lại nói: “Buông!”.

Tiểu hòa thượng lại đặt lẵng hoa bên tay phải xuống.

Sư phụ lại nói: “Buông!”.

Tiểu hòa thượng ngơ ngác nhìn sư phụ và nói: “Sư phụ, con đã buông xuống hết rồi, không còn gì để buông xuống được nữa”.

Lão hòa thượng nói: “Nhưng tâm của con vẫn chưa buông xuống được”.

‘Buông bỏ’ cũng có nhiều tầng thứ, tùy tầng thứ tu luyện khác nhau mà đạt được buông bỏ khác nhau.

Nhưng là một người bình thường không tu luyện, thì rất khó đạt đến độ ‘tâm vô tạp niệm’. Vậy nên Phật gia giảng rằng, đối với bất kể người và sự việc nào thì cũng không nên dính mắc vào đó, bám víu vào đó, khiến tâm mình bị trói buộc trong đó. Càng cố chấp bám giữ thì tự mình lại càng gây phiền toái cho mình. Khi trong tâm thấy nặng nề, hãy thử coi những gánh nặng ấy không phải của mình, và lựa chọn buông bỏ xem sao. Buông bỏ được rồi, bạn sẽ tìm được niềm vui hạnh phúc sau khi trút đi gánh nặng.

Hạnh phúc là do tự mình tìm kiếm, phiền não cũng do tự mình rước về. Vậy có nên học cách buông bỏ hay không?

Theo:  khoevadep.com.vn copy link