“Thời gian qua, những bệnh nhân bị bệnh “lạ” sau khi được điều trị, chăm sóc, truyền dịch, bổ sung các vitamin, sức khỏe đã hồi phục." />

Bình Thuận kiên trì tìm kho báu,Quảng Ngãi chờ chẩn ’bệnh lạ’

06:32, Thứ ba 12/03/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">“Thời gian qua, những bệnh nhân bị bệnh “lạ” sau khi được điều trị, chăm sóc, truyền dịch, bổ sung các vitamin, sức khỏe đã hồi phục.

(Đời sống) - Ngày 11/3, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết vừa điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về phương án thăm dò tài sản nghi được chôn giấu tại núi Tàu, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong. Trong khi đó ở Quảng Nam bệnh lạ bùng phát không rõ lý do.
[links()]
Trước đó, ngày 15/11/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương đã chấp thuận đơn của ông Tiệp xin gia hạn thời gian tìm kiếm “kho báu” đến hết ngày 30/6/2013, với phạm vi thăm dò từ đỉnh núi trở xuống triền phía Đông, ở cao độ từ 50 - 110 m so với mực nước biển. 
Khu vực núi Tàu ở xã Phước Thể, huyện Tuy Phong - Bình Thuận
Khu vực núi Tàu ở xã Phước Thể, huyện Tuy Phong - Bình Thuận
Sở dĩ UBND tỉnh Bình Thuận gia hạn thời gian thăm dò “kho báu” vì ông Tiệp đưa ra một số thông tin mới cho thấy có hiện vật ở núi Tàu.
 
Ngày 25/12, UBND tỉnh Bình Thuận đã điều chỉnh lại phương án thăm dò “kho báu” núi Tàu ở xã Phước Thể, huyện Tuy Phong để ông Trần Văn Tiệp thực hiện.
 
Theo đó, tổng diện tích thăm dò lần này là 12.060 m2, tăng gấp 5 lần so với phạm vị thăm dò trước đây là 2.400m2. Số mũi khoan cũng tăng lên 160, với kích cỡ 100 đến 150 mm. Vị trí thăm dò “kho báu” diễn ra tại 4 cụm, gồm: triền núi các phía Đông, Đông Nam, vùng đỉnh phía Đông, sườn núi phía Bắc.
 
Đến ngày 11/3, việc thăm dò kho báu tiếp tục được mở rộng. Theo điều chỉnh này, tổng số mũi khoan thăm dò là 218. So với phương án được thông qua ngày 25/12/2012, điều chỉnh lần này tăng thêm 2 cụm khoan thăm dò, nâng số cụm khoan lên 6. 
 
Cụ thể, cụm 5 nằm bên cạnh cụm 3, cách lán trại của công nhân công trường về phía Tây Nam núi Tàu, Diện tích thăm dò là 164 m². Cụm 6 nằm ở sườn dốc hướng Bắc núi Tàu, kéo dài từ đỉnh núi xuống chân núi phía Bắc giáp với cụm 4, diện tích thăm dò là 251 m².
 
Ngoài ra, phương án điều chỉnh lần này bỏ phương pháp khoan phá toàn đáy (khoan đập) chuyển sang khoan xoay nước rửa để lấy nguyên phôi khoan, đường kính mũi khoan 90 - 120 mm.
 
Không biết kho báu lớn đến cỡ nào, nhưng cho đến nay dấu vết của nó vẫn biệt vô âm tín. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng việc thăm dò này liệu có ảnh hưởng đến sự sạt lở đất, đá, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nơi đây?
 
Trong một diễn biến khác, ngày 6/3, thêm 7 ca mắc hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân (hay bệnh “lạ”) được phát hiện ở xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà và xã Ba Điền, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), nâng số trường hợp mắc bệnh từ đầu năm đến nay lên 12 người.
 
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho rằng dù tác nhân gây bệnh cụ thể chưa phát hiện  nhưng nguyên nhân bắt nguồn từ việc nhiễm độc tố nấm. Các xét nghiệm trước đây cho thấy trong lúa ủ, gạo ủ có nhiều loại nấm mốc và aflatoxin. Aflatoxin là một tác nhân gây suy gan, suy giảm hệ thống miễn dịch, gan nhiễm mỡ, hoại tử tế bào nhu mô gan và có thể gây ung thư gan.
 
“Thời gian qua, những bệnh nhân bị bệnh “lạ” sau khi được điều trị, chăm sóc, truyền dịch, bổ sung các vitamin, sức khỏe đã hồi phục. Hiện một đoàn công tác của Bộ Y tế đang ở Quảng Ngãi điều tra các ca bệnh nghi ngờ thời gian qua. Đồng thời, đề nghị địa phương tăng cường vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước và cung cấp gạo sạch cho người dân sử dụng” -  ông Bình nói.
 
Tuy nhiên, ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, nhận định: “Thời gian qua, người dân không còn ăn gạo mốc, gạo ủ nữa. Thậm chí, lúa gạo ở làng Rêu trồng được cũng giống như tại đồng bằng, còn ngon hơn… nhưng sao bệnh vẫn quay lại? Ngành y tế cần xem lại, đừng “đổ” cho gạo mốc, gạo ủ nữa!”.
 
  • Thường Xuân (Tổng hợp từ Người Lao động)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc