Bộ Y tế thừa nhận bác sĩ tham gia quảng cáo sữa

15:31, Thứ sáu 26/04/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) – Đại diện Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận: “Đúng là có hiện tượng bác sĩ tham gia quảng cáo sữa và thực phẩm chức năng”.

Bảo vệ người tiêu dùng) – Đại diện Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận: “Đúng là có hiện tượng bác sĩ tham gia quảng cáo sữa và thực phẩm chức năng”.
[links()]
Ngày 26/4, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức toạ đàm trực tuyến “Thị trường sữa: Giá cả và chất lượng”. Trước câu hỏi “Đã có phản ánh là nhiều bác sĩ đã bắt tay quảng cáo với các công ty sữa hoặc thực phẩm chức năng, dinh dưỡng bằng cách viết bài cũng như dự hội thảo. Đến mức có nhiều bác sĩ quá quen mặt với người tiêu dùng không phải vì chuyên môn mà do xuất hiện tại các sự kiện và đưa ra lời khuyên dùng sữa này, sữa kia. Vấn đề này có biện pháp nào ngăn chặn được không?”

Ông Lê Hoàng, Phó Phòng quản lý sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận: “Đúng là có hiện tượng bác sĩ tham gia quảng cáo sữa và thực phẩm chức năng. Bản thân tôi chưa bao giờ tham dự những buổi như vậy, nên chưa rõ nội dung là như thế nào”.

 

bac-si-tham-gia-quang-cao-sua-Phunutoday.vn
Rất nhiều người khoác trên mình áo blu đến dự Hội thảo của một hãng sữa ngoại. Ảnh LĐ.

Về biện pháp quản lý, ông Hoàng dẫn một loạt quy định tại Thông tư 08/2013 của Bộ Y, như quy định cụ thể việc tổ chức hội thảo, hội nghị để giới thiệu sản phẩm. Cùng với đó là quy định cụ thể việc đăng ký, xác nhận việc tổ chức hội thảo, hội nghị đó; và trong thông tư cũng quy định rõ về báo cáo viên như ai được quyền báo cáo, điều kiện như thế nào mới được làm báo cáo viên... Quan trọng nhất là phải đăng ký nội dung tài liệu để giới thiệu sản phẩm tại hội nghị, hội thảo của doanh nghiệp.

Hồi đầu tháng 4 vừa qua, tại một Hội thảo do Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội tổ chức, ông David Clard, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho hay, thông tin cho thấy, các hãng sữa đa quốc gia đang thao túng về thông tin, mua chuộc các nhân viên y tế khiến các bà mẹ lầm tưởng là sữa bột có thể thay thế được sữa mẹ.

Với sức mạnh tài chính của mình, các hãng sữa còn tác động lên quá trình làm chính sách, phản đối quy định cấm quảng cáo sữa bột, với lý do việc cấm đoán có thể dẫn đến sự xâm phạm quyền thông tin và tự do lựa chọn của các bà mẹ.

Nhận định này được củng cố, khi trả lời tại buổi tọa đàm của CTTĐT Chính phủ, ông Hà Quang Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) cho hay, số tiền chi phí quảng cáo của các hãng sữa lớn mỗi năm có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc có những chính sách cấm quảng cáo sữa cũng cần xem xét, vì một trong các quyền của người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, nếu cấm thì sẽ hạn chế quyền tiếp cận thông tin của người tiêu dùng, vì vậy việc dùng biện pháp hành chính để cấm, hạn chế quảng cáo thì cần phải xem xét.

Bà Yeong Joo Kean  (Mạng lưới hành động vì dinh dưỡng trẻ nhỏ - IBFAN) cho biết, các hãng sữa đang len lỏi khắp nơi. Họ biến các cơ quan y tế nhà nước thành đối tác trong việc quảng bá dinh dưỡng và sức khỏe trẻ sơ sinh. Sử dụng các mối quan hệ để tiếp cận các bệnh viện, phòng phẫu thuật, thậm chí mua chuộc các nhân viên y tế.

Ông Nguyễn Đức Vinh (Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Bộ Y tế) nhận định, tại Việt Nam, các hãng sữa ngoại đang “làm mưa, làm gió” khi quảng cáo sữa tràn ngập trong các giờ vàng trên truyền hình.

Tờ Lao động dẫn lời chị Thu Huyền, nhân viên của một Công ty truyền thông lớn tại Hà Nội, có nhiều năm tổ chức các sự kiện, hội thảo về lĩnh vực thực phẩm cho biết, để mời được một bác sĩ hạng thường tham gia phải tốn từ 3-5 triệu đồng. Nếu muốn có sự xuất hiện của giáo sư đầu ngành thì con số này phải gấp đôi. Một số hãng có thương hiệu lớn thích “chơi trội” thì thù lao phải là 1.000 - 2.000 USD. Hiện đắt sô nhất vẫn là các bác sĩ dinh dưỡng. Thời gian tham gia một sự kiện hay hội thảo chỉ mất 2-3 tiếng.

Về tên gọi và chất lượng sữa, đại diện Cục an toàn thực phẩm cũng thừa nhận, trước đây sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ nhỏ được gọi là sữa bột, tuy nhiên, nó chỉ chứa 15-40% sữa bột, ngoài ra còn có chứa vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng khác… các thành phần này được phối trộn với nhau theo công thức nhất định, vì vậy người sản xuất đặt tên dinh dưỡng công thức dành cho trẻ.

Bộ Y tế cũng đã xây dựng quy chuẩn các công thức sữa dinh dưỡng dành cho trẻ, trong đó phân biệt rõ sữa bột chỉ là sữa nguyên liệu, còn tên gọi “sữa bột cho trẻ em” trước đây thì cần phải thay đổi cho đúng là “sữa công thức dinh dưỡng” hoặc “thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em”.

Ông Hà Quang Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sữa Hà Nội cho hay: “Như đã nêu trên phương tiện truyền thông, trong 6 năm qua giá sữa tăng 30 lần, nhưng không phải sản phẩm sữa nào cũng vậy, chủ yếu là sữa bột. Sữa nước chỉ tăng 185% trong cùng thời gian”.

Như vậy, mỗi lần tăng giá sữa bình quân khoảng 10%, trong 6 năm qua giá sữa đã tăng 300%.
  • P.V (tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc