Cần phân biệt chấn thương hộp sọ và chấn thương não bộ. Trong đa số trường hợp, khi ngã trẻ chỉ bị chấn thương hộp sọ mà thôi. Nếu da bị rách thì máu có thể chảy rất nhiều. Mạch máu dưới da bị vỡ cũng có thể gây tụ máu, tạo nên khối u bướu lớn. Cục bướu này sẽ xẹp đi nhanh chóng nếu được chườm lạnh.Mối lo ngại lớn nhất sau khi bé ngã chính là tổn thương não bộ, dưới dạng chảy máu hoặc chấn động não do va đập.
Xử trí khi bé bị ngã
- Sau khi ngã, ở đầu bé có thể nổi lên cục bướu rất to. Hãy tiến hành chườm lạnh chỗ này trong vòng 20 phút. Nếu cần, sau khi nghỉ 5 phút có thể chườm thêm 20 phút nữa. Hãy kiên trì, rồi bạn sẽ thấy cục bướu nhỏ đi. Giữ bé ngồi yên để chườm là điều rất khó nhưng bạn nên cố gắng. Đôi lúc, sau khi lành, bướu có thể để lại tổ chức vôi hóa dưới da to bằng hạt đậu. Chườm lạnh có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng này.
- Nếu bé tỉnh táo, đi lại, nói năng, chơi đùa bình thường như trước khi bị ngã thì chỉ cần chườm lạnh và theo dõi. Giữ bé thức trong vòng ít nhất là 1 giờ đầu. Sau đó cho bé ngủ một chút nhưng không quá 20 phút.
- Nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu nhận thấy bé bị thương nghiêm trọng và trở nên mất ý thức.Thông thường, sau khi bị ngã, dù không phải chấn thương sọ não nhưng nhiều bé vẫn bị nôn ói từ 1- 2 lần. Vì vậy, trong 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ, không nên cho bé ăn thức ăn dạng rắn, đặc.
- Trong trường hợp bé ngã đập đầu chảy máu và mất ý thức, gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bé ngừng thở, trước tiên hãy hô hấp nhân tạo hoặc sơ cứu trong hai phút, sau đó gọi cấp cứu.
- Một vài dấu hiệu khiến bạn nên gọi cho bác sĩ ngay: bé nôn, đột ngột khó chịu hoặc bối rối, buồn ngủ hoặc chóng mặt, khóc hoặc hét lên trong một khoảng thời gian dài, có một vết sưng lớn, một vết cắt sâu liên tục chảy máu, một vết bầm tím ở sau tai, một khu vực mềm khác thường trên da đầu, trên người bé xuất hiện những điểm màu đen và màu xanh không rõ lý do, lòng trắng của mắt có máu tụ, miệng, mũi, hoặc tai chảy máu hay dịch trong suốt hoặc hơi hồng.
Cách phòng ngừa bé bị ngã đập đầu
Cách tốt nhất là cha mẹ cần luôn chú ý tránh bé bị các tổn thương đầu nghiêm trọng bằng những biện pháp phòng ngừa bằng cách
- Gắn chặt những đồ nội thất không vững chắc vào tường, để những chiếc đèn bàn khỏi tầm với của bé.
- Theo sát bé khi bé trèo lên đồ đạc trong nhàGắn miếng đệm vào các góc nhọn của đồ nội thất, bàn ghế, giường tủ để bé không đập đầu vào những góc nhọn gây tổn thương nghiêm trọng.
- Gắn các miếng chống trượt dưới các tấm thảm chùi chân tránh bé bị trượt ngã.
- Để mắt đến bé khi bé đang ở trên ghế hoặc trong xe đẩy.
- Dùng đai giữ bé cố định tránh bé ngã lộn nhào xuống đất.Hạ thấp đệm của bé ngay khi bé đứng trong cũi.
- Không nên để bé chơi hoặc ngồi một mình trong phòng vì bé có thể gặp những tai nạn bất ngờ bất cứ lúc nào.