Hồng nhan họa thủy liệu là có lý?
Hồng nhan có họa tới mức nào phụ thuộc vào sự háo sắc và mê muội của đàn ông. Bản năng của con người nói chung và đàn ông nói riêng là hướng tới cái đẹp. Phải chẳng chỉ có những tên ái nam ái nữ hoặc biến thái mới không hám sắc, nhưng tỷ lệ này là rất nhỏ.Con người cũng giống như hầu hết các động vật khác đều có bản năng tìnhdục. Vậy không ít những người đàn ông vì mỹ nhân mà đánh mất sự nghiệp, tự hại bản thân, tán gia bại sản.
Câu nói này mang ý nghĩa gì?
Sắc đẹp thì mang đến tai họa, là mầm của tai họa.Người đẹp được ví như nước, mà nước thì mang tới tai họa cho con người. Tự cổ chí kim, cả Đông lẫn Tây đều chứng kiến rất nhiều câu chuyện lịch sử vềnhững người đàn ông vì sắc đẹp mà huynh đệ tương tàn, cha con đánh nhau,vì sắc đẹp mà mất nước, tán gia bại sản: Đổng Trác và Lữ Bố chém nhau vì ĐiêuThuyền; Ngô Phù Sai mất nước vì Tây Thi; Đường Minh Họa suýt mất ngai báuvì Dương Quý Phi…Trong 4 tai họa được xếp từ cao xuống thấp (Thủy – Hỏa – Đạo – Tặc) thì Hồngnhan được ví như “Thủy” (nguy hiểm nhất). Thủy tuy mềm mại, thân cận, nhìnbên ngoài có vẻ không nguy hiểm như Hỏa, Đạo, Tặc nhưng ẩn chứa hiểm họakhôn lường có sức tàn phá vô cùng to lớn.
“Hồng nhan họa thủy” xuất phát từ sách Tư trị Thông giám của Trung Hoa. Chuyện kể lại rằng vào thời Hán, Hán Thành Đế cho em của Triệu Phi Yến làTriệu Hợp Đức vào cung làm tiệp dư. Trước sự việc này, một quan nữ trong triều là Náo Phương Thành đã nói: “Thử họa thủy dã, diệt họa tất hĩ” (ý nói Đâylà họa nước, nước ắt dập tắt lửa). Tức ví von Hán triều là lửa còn mỹ nhân lànước, nước ắt dập tắt lửa, nhà Hán ắt vì người đẹp mà tiêu vong.
Mỹ nhân nào được xem là hồng nhan họa thủy
Theo sử sách, Hạ Cơ được xem là " hồng nhan họa thủy" nhất lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Không chỉ khiến người đàn ông yêu bà gặp "vận đen" mà chính bản thân mỹ nhân này cũng chịu nhiều "sóng gió".
Với xuất thân là công chúa nước Trịnh vào thời Xuân Thu, Hạ Cơ được ca ngợi là một mỹ nhân xinh đẹp tuyệt trần, làm đắm say cánh mày râu.
Không chỉ sở hữu sắc đẹp, Hạ Cơ còn được miêu tả là mỹ nhân đa tình, phóng đãng và khiến những người có "quan hệ" phải chịu kết cục bi thảm.Một số giai thoại kể rằng, trong số những người đàn ông bị Hạ Cơ "hớp hồn" có một người anh trai. Không lâu sau khi có quan hệ bất chính với Hạ Cơ, người anh trai đột ngột tử vong.
Khi biết chuyện, hoàng tộc nhà Trịnh quyết định gả Hạ Cơ tới nước Trần làm vợ Tư mã Hạ Ngự Thúc. Hạ Cơ đã sinh cho Hạ Ngự Thúc một người con trai tên là Hạ Trung Thư. Điều khó tin là Hạ Ngự Thúc chết trẻ và không rõ nguyên nhân giống như người anh trai của Hạ Cơ.
Sau khi chồng chết, Hạ Cơ dan díu cùng lúc với 3 nhân vật "máu mặt" khác của nước Trần gồm: Trần Linh công, Khổng Ninh và Nghi Hoàng Phủ.
Ban đầu, 3 người đàn ông này không biết Hạ Cơ ân ái với những người khác. Khi biết chuyện, dù giận mỹ nhân này nhưng 3 người trên vẫn không từ bỏ mối quan hệ bất chính với góa phụ này.
Lối sống phóng đãng của Hạ Cơ bị con trai là Hạ Trung Thư phát giác. Trong lúc nóng giận, Hạ Trung Thư giết chết Trần Linh công và gây ra hỗn loạn tại nước Trần.
Sau khi nước Trần bị nước Sở tiêu diệt, "mỹ nhân họa thủy" Hạ Cơ được mai mối làm vợ của viên tướng già có tên Liên Doãn Tương Lão. Thế nhưng, cuộc hôn nhân này không kéo dài lâu vì Liên Doãn Tương Lão sớm bỏ mạng ngoài chiến trường. Khi ấy, Hạ Cơ được con trai riêng của chồng là Hắc Yếu si mê và muốn cưới mẹ kế làm vợ cả.
Tất cả chuyện này đều nằm trong mưu kế của Khuất Vu. Về sau, Khuất Vu bày kế đưa Hạ Cơ sang nước Trịnh để nhận xác chồng. Tại đây, ông cuối cùng cũng có được mỹ nhân ngày đêm mong nhớ.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm