Các cụ dặn "không được ghép 2 nải chuối để thắp hương": Tại sao lại kiêng kỵ vậy?

16:41, Thứ sáu 10/01/2025

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người kiêng kỵ việc ghép hai nải chuối để thắp hương. Vậy, lý do nào khiến cho điều này trở thành một điều cấm kỵ?

Trong những dịp lễ tết, trong mâm quả, chuối thường được đặt ở vị trí trung tâm, tượng trưng cho sự che chở và bảo vệ của thần linh, tổ tiên dành cho gia đình. Tuy nhiên, nhiều người kiêng kỵ việc ghép hai nải chuối để thắp hương. Vậy, lý do nào khiến cho điều này trở thành một điều cấm kỵ?

Vì sao nhiều người Việt kiêng kỵ ghép hai nải chuối khi thắp hương?

+ Quan niệm âm dương và ý nghĩa tâm linh

Theo quan niệm dân gian, nải chuối được liên tưởng đến bàn tay, mang ý nghĩa thiêng liêng, giúp che chở và bảo vệ gia đình. Chính vì vậy, có rất nhiều gia đình cố gắng tìm mua những nải chuối lớn, cong đều, đẹp mắt để bày lên mâm cúng. Tuy nhiên, khi không tìm được một nải chuối ưng ý, có ngwofi người lựa chọn ghép hai nải chuối nhỏ lại để tạo thành một "nải" lớn cho đủ độ hoành tráng khi đặt lên bàn thờ.

Mam-Ngu-Qua-Ngay-Tet

Mặc dù sự kết hợp này sẽ có thể làm cho mâm cúng trông đầy đặn hơn nhưng lại không được khuyến khích. Theo quan niệm âm dương, số lẻ sẽ tượng trưng cho tính dương, số chẵn sẽ tượng trưng cho tính âm. Trong các nghi lễ thờ cúng, vật phẩm đa phần được chuẩn bị theo số lẻ, từ số bông hoa, số loại quả cho đến số nén hương. Việc ghép hai nải chuối sẽ tạo thành số chẵn, như vậy được xem là thuộc âm và không phù hợp với quan niệm âm dương trong thờ cúng.

+ Do vấn đề thẩm mỹ và tính ổn định

Bên cạnh yếu tố tâm linh, việc ghép hai nải chuối vào còn gây ra một số bất cập về mặt thẩm mỹ và tính ổn định. Hai nải chuối ghép lại sẽ thường khó giữ được sự cân đối, tự nhiên, dễ bị rơi rớt bởi cấu trúc không vững chắc. Việc lễ vật bị rơi rớt trong quá trình thờ cúng là một điều tối kỵ, được cho là không may mắn, sẽ thể hiện sự bất kính với thần linh, tổ tiên. Ngoài ra, việc sử dụng đinh hoặc dây kim loại để cố định hai nải chuối cũng bị xem là một điều cấm kỵ trong phong thủy.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quan niệm của một bộ phận người, không phải ai cũng có quan điểm này. Trong thờ cúng, chính sự thành tâm, chu đáo và tấm lòng kính trọng mới là điều quan trọng nhất. Tùy theo điều kiện cụ thể của gia đình và quan điểm cá nhân, gia chủ có thể lựa chọn một cách bày biện phù hợp, miễn sao thể hiện được sự trang nghiêm và lòng thành kính.

Một số lưu ý khi chọn chuối thắp hương

1-vi-sao-nhieu-nguoi-kieng-ghep-hai-nai-chuoi-khi-thap-huong-3-ngoisaovn-w660-h380

Dù lựa chọn cách bày biện theo cách nào, khi chọn chuối thắp hương, chúng ta cũng nên lưu ý những điểm sau:

- Chọn chuối ương: Không nên chọn nải chuối chín quá, dễ bị dập nát, rụng quả. Nếu bày mâm ngũ quả trong ngày Tết, bạn nên chọn chuối xanh, già, quả to, vỏ căng bóng.

- Tránh chuối sứt mẻ: Không nên chọn nải chuối bị sứt sẹo, thiếu quả. Điều này thể hiện một sự thiếu tôn trọng và cũng không đảm bảo tính thẩm mỹ.

- Chọn nải chuối cân đối: Không nên chọn nải chuối bị cong vẹo, mất cân đối vì vừa không đẹp mắt lại vừa không tốt về mặt phong thủy.

Tóm lại, việc kiêng kỵ ghép hai nải chuối khi thắp hương là một quan niệm dân gian xuất phát từ các yếu tố tâm linh, thẩm mỹ và tính ổn định. Tuy nhiên, gia chủ có thể tùy tâm thực hiện, miễn sao thể hiện được sự trang nghiêm và lòng thành kính đối với thần linh, tổ tiên.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm