Các cụ thời xưa vô cùng chú ý đến thể diện và những tiểu tiết nhỏ. Từ việc ăn uống thế nào cũng có thể đánh giá được thái độ sống của một người. Ngược lại, thông qua đó cũng nhận biết được bản thân trong mắt người khác có được coi trọng hay không. Thế mới có lời dạy dỗ: 'Người còn sống tuyệt đối không dùng 2 bữa', hãy tìm hiểu 2 bữa đó là gì?
Yến tiệc đã dọn không ăn được
Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những bữa ăn đa dạng, mỗi bữa đều có ý nghĩa và mục đích riêng.
Người xưa có câu "Yến tiệc đã dọn không ăn được", có nghĩa khi khách đến nhà, nếu thấy gia chủ đã dọn cơm rồi, bữa này không tiếp tục ăn được nữa, nếu không sẽ bị coi thường.
Người xưa có nghi thức mời khách đến nhà mà dọn cơm ra trước có nghĩa là thiếu tôn trọng đối phương. Cho dù khách đến muộn, tại sao không đợi được?
Sự thiếu tôn trọng nghiêm trọng này chỉ có thể cho thấy người được mời là một người cũng tầm thường.
Ngoài ra, khi bạn đến muộn, tất cả mọi người đã yên vị mà bạn đến sau thì đó cũng là hành vi thất lễ. Lúc này, người đến sau phải biết ý mau chóng rời đi để tránh bị mọi người bàn tán.
Vì vậy khi gặp yến tiệc đã dọn không nên ăn, nếu có người ăn tiệc rất nhiệt tình sau khi bữa đã dọn, người này sẽ có thể bị những người trong bàn coi thường. Đương nhiên, giữa những người bạn thân hay những người thân thiết thì quy tắc này đương nhiên không tính.
Sâu xa hơn, "không ăn yến tiệc đã dọn" còn có hàm ý không có công lao bất hưởng lộc, chẳng có gì trên đời này là tự nhiên mà có, bỗng dưng mà thành. Nếu như một bữa tiệc dọn sẵn mời bạn tham dự, bạn cũng đừng vội vàng mà nhận lời bởi đằng sau đó ẩn chứa hàm ý, hoặc mục đích gì khi chưa rõ bạn chẳng nên ăn, dễ dẫn tới tình trạng "há miệng mắc quai", khi ăn xong rồi biết đâu người ta lại nhờ cạy bạn những việc mà bạn không muốn làm.
"Rượu đã rời bàn" không được đụng?
Câu này có hàm ý rằng: Bữa tiệc đã hết có khách mới đến bất ngờ, chủ nhà mang rượu cũ ra mời thì phải từ chối. Nếu không, chúng ta cũng sẽ bị coi thường.
Vì trong trường hợp này, việc sử dụng rượu cũ đồng nghĩa với việc không tôn trọng khách trong bàn và sẽ khiến những người có mặt thêm khó chịu.
Lúc này, trên bàn đã đầy đồ ăn thừa, nếu ngồi cố thì không hay. Bên cạnh đó, việc ngồi lại cũng khiến gia chủ phải chuẩn bị thêm món mới, gián tiếp thêm phiền phức cho chủ nhà. Điều này không chỉ tốn thời gian và rất phiền toái.
Ngoài ra, câu nói này cũng ám chỉ rằng khi mọi người đã đứng lên hết trên bàn tiệc, bạn cũng đừng cố ngồi vào, đừng biến mình trở thành tâm điểm của sự chú ý vì sự vô duyên, thất lễ trong cuộc sống. Mà hãy từ chối khéo léo để tỏ rõ được khí chất, cũng như lòng tự trọng của mình.
Các quy tắc trong mâm cơm Việt Nam
Không và quá 3 lần đưa bát cơm lên miệng.
Không được gắp thức ăn đưa trực tiếp vào miệng mà phải bỏ vào bát của mình rồi mới được ăn.
Không dùng muỗng, đũa cá nhân quấy vào các món ăn chung trên bàn.
Không xới lộn xộn thức ăn để lựa miếng ngon ăn.
Không được cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
Không nhúng đầu đũa vào bát nước chấm.
Phải đổi đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
Không được cắn hay liếm vào đầu đũa, muỗng, bát.
Không vừa cầm bát vừa cầm đũa bằng 1 tay hoặc ngậm đũa để rảnh tay múc canh, gắp đồ ăn. Muốn múc canh hay đôi đũa không dùng đến thì phải bỏ nó vào mâm hoặc đồ gác đũa, đĩa lót bát.
Ngồi ăn không được rung đùi. Đây là một hành động vô lễ.
Không ngồi quá sát hoặc quá xa mâm cơm.
Ngồi trên ghế thì thẳng lưng, ngồi trên chiếu thì lưng, tay chuyển động nhưng không được nhấc mông.
Không để tay dưới bàn, không chống tay lên bàn để bưng bát cơm.
Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
Tránh đang ngậm nhiều cơm trong miệng mà nói.
Không dùng miệng thổi thức ăn nóng mà phải múc phần nguội ở trên ăn trước.
Muỗng sau khi múc canh phải đặt úp trong bát.
Tối kỵ nhai chép miệng.
Không nói, húp canh, uống đồ uống khi đang nhai cơm.
Không gõ đũa bát.
Những quy tắc khác cần được chú ý khi ăn cơm tại Việt Nam
Không được gắp liên tục một món.
Phải ăn sạch cơm lẫn đồ ăn trong bát.
Phải ăn rồi mới nêm nếm thêm các loại gia vị. Tránh vừa vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị vào phần ăn của mình.
Không được ăn trước người lớn tuổi, khi nào người lớn tuổi bưng bát lên thì mới được ăn. Ngoài ra, nếu là khách thì không được ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm.
Tránh chê món ăn không hợp khẩu vị ngay trên bàn ăn.
Khi chừa phần của người đi làm về muộn phải để trong bát riêng, tránh để lại như kiểu đồ ăn thừa trong đĩa.
Ăn từ tốn, chậm rãi, không vừa đi vừa ăn, không vừa nói vừa nhai.
Không để thức ăn dính lên mép, tay hay vương vãi ra bàn ăn.
Nếu nhai phải sạn hay xương thì từ từ lấy ra không được nhè toàn bộ ra tại bàn ăn.
Trẻ nhỏ khi muốn gắp món ở xa thì phải nhờ người lớn gắp hộ, không được nhoài người trên mâm.
Trẻ còn quá nhỏ thì cần dọn mâm riêng để tránh làm phiền người khác. Trên 6 tuổi có thể ngồi chung mâm với người lớn.
Ngồi ăn theo sự sắp xếp của chủ nhà, không được ngồi vào bàn khi chủ nhà chưa mời.
Ăn xong muốn dặm lại makeup thì nên đi ra phòng vệ sinh, tránh tô son trên bàn ăn.
Nên nói về việc dị ứng, kiêng kị của bản thân trước khi ăn để tránh bất tiện cho chủ nhà.
Ăn xong thì phải nói lời cảm ơn dù bàn ăn chỉ có hai vợ chồng.
Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn tránh dây bẩn đồ.
Khi đang ăn mà có việc phải xin phép rồi mới được rời khỏi mâm cơm.
Thấy thức ăn lớn thì phải xin phép cắt nhỏ để mọi người thuận tiện ăn.
Tránh va chạm tay với người khác trong bàn ăn. Thuận tay nào thì nói để chủ bữa cơm sắp xếp chỗ ngồi hợp lý.
Nếu bị cay thì phải xin ra ngoài hắt xì, tránh gây cảm giác khó chịu trên bàn ăn.
Trừ người già trên 70 tuổi và trẻ con, còn lại khi ợ ngay trên bàn ăn đều được coi là hành động vô duyên, bất lịch sự.
Khi nấu ăn mà có khách thì nên cân nhắc các loại gia vị cay, chú ý trình bày món ăn.
Khi vào mâm cơm, phải mời người lớn từ trên xuống, khi nào người lớn bảo "các con ăn đi" người trẻ phải đáp "con xin phép", sau đó mới được ăn (điều này thì tùy vùng miền, gia đình, tuy nhiên cũng cần cẩn trọng chú ý để "nhập gia tùy tục").
Khi ăn các món như chè, súp,....mà dọn bát nhỏ thì có thể bưng hai tay để húp nhưng không được kèm theo đũa, muỗng. Còn nếu dọn bát to, sâu thì khi ăn cạn có thể dùng tay nghiêng bát để múc chứ không được phép bưng lên mà húp.