Các cụ dạy chẳng sai: 'Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ'

( PHUNUTODAY ) - Người xưa dạy con cháu: 'Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ". Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa thâm sâu từ câu nói này.

Vì sao con rể không cày ruộng bố vợ?

Thời xưa, hầu hết mọi người đều kiếm sống bằng nghề nông, đất đai ruộng vườn là nguồn sống chính của họ. Con rể được coi là khách trong nhà, vì vậy xã hội thời đó không khuyến khích con rể đi làm đồng, cày ruộng của bố mẹ vợ. Dù nghèo đến mấy, con rể cũng không được quyền cày cấy trên ruộng của bố mẹ vợ, dù gia đình vợ có cho phép đi chăng nữa.

2

Đối với một người đàn ông, một khi đã lấy vợ thì phải có trách nhiệm che chở cho vợ, chăm lo cho gia đình. Vì vậy, người xưa cho rằng đàn ông không được dựa vào nguồn lực nhà bố mẹ vợ. Nếu người con rể cố tình làm điều đó thì thật đáng hổ thẹn. Vì thế, người xưa mới quan niệm rằng: “Con rể không cày ruộng bố vợ” là lẽ như thế. Tức là, con rể nên tránh việc này để không bị người khác chê cười, từ đó có thể giảm thiểu mâu thuẫn giữa 2 bên gia đình.

Con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ

Người xưa, phụ nữ phải tuân theo “tam tòng, tứ đức”. Khi đi lấy chồng, họ đã thuộc về họ nhà chồng và không còn là con gái của nhà đẻ nữa. Vì thế, nếu con gái lấy chồng không được về nhà mẹ đẻ mà về nhà mẹ đẻ quét dọn lăng mộ sẽ ảnh hưởng đến phong thủy tài lộc của gia đình cha mẹ đẻ. Đồng thời, những điều may mắn lẽ ra thuộc về nhà mẹ đẻ sẽ bị chuyển hết sang bên gia đình nhà chồng.

00

Người xưa quan niệm, con trai mới là gốc rễ của gia đình còn con gái đi lấy chồng, làm dâu nhà khác chỉ có thể thờ chồng, tổ tiên nhà chồng chứ không được thờ tổ tiên nhà bố mẹ đẻ. Vì vậy, chuyện con gái thờ gia tiên nhà bố mẹ đẻ là sai trái. Tuy nhiên, quan điểm đó không còn đúng với ngày nay. Nhiều gia đình không có con trai thì con gái sẽ gánh trách nhiệm thờ phụng bố mẹ, gia tiên.

Theo:  xevathethao.vn copy link