Tổ tiên
Một trong những "người làm giàu chính cho gia đình" đó chính là tổ tiên của chúng ta. Cổ nhân nhắc tới điều này không hề thừa một chút nào vì sau khi thừa nhận vai trò của tổ tiên trong việc tích lũy tài sản thì cũng cần có ý thức bản thân cũng là một mắt xích trong đó - người cũng góp phần trong việc bảo vệ và tiếp nối tài sản do tổ tiên để lại. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà con cháu cần phải lưu tâm.
Nhiều người có thể cười đùa rằng: "Tên đó may mắn thừa kế tài sản chứ tài cán gì". Thế nhưng để duy trì sự giàu có cũng không hề là việc dễ dàng gì.
Thuyền to thì sóng lớn, có nhiều tiền trong tay thì vấn đề cũng to tương ứng. Chỉ người có tài thực sự mới có thể giữ gìn, bảo vệ, phát triển của cải gia đình mình.
Vậy nên, nếu may mắn được thừa hưởng một gia sản kếch xù từ tổ tiên đó là điều họ xứng đáng được hưởng, giúp cho một người đã có xuất phát điểm tốt, có điều kiện để mở rộng tiền đồ là điều chẳng có gì phải xấu hổ hay e ngại cả.
Chính tổ tiên chúng ta - những người đi trước cũng đã từng có xuất phát điểm thấp, họ đã cố gắng tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ làm ăn, tích lũy tiền bạc theo thời gian, xây dựng tiếng tăm cho gia đình, dòng họ, để con cháu có thể thừa hưởng, tiếp nối sự nghiệp vẻ vang là điều đáng quý.
Hưởng phúc từ tổ tiên, có được tiền bạc, của cái hay sự giàu có từ họ là điều tốt đẹp mà những người được xem là con cháu của họ xứng đáng được hưởng.
Một gia đình, nếu muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói và hoàn cảnh khó khăn thì cần bắt đầu từ tổ tiên. Nếu tổ tiên tu dưỡng đạo đức và phấn đấu chăm chỉ làm gương cho con cái noi theo thì mới có cơ hội giàu nhiều đời.
Báo đáp lại điều đó, con cháu thể hệ lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên không chỉ ở sự tôn kính, thờ phụng cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà còn phải biết cách đảm bảo an toàn cho tài sản mà mình được thừa hưởng.
Nếu may mắn có được tài sản đó, hãy luôn biết lập kế hoạch dài hạn cho tài sản của mình, của ông cha để lại. Khi có tiền, không phung phí mà sẽ tìm hướng vừa đảm bảo duy trì, mặt khác có thể đầu tư, xoay vòng đồng tiền để tiền đẻ ra tiền chứ không dồn hết vào thứ tiêu sản, "đánh bóng" bản thân một cách vô nghĩa.
Người vợ
Cổ nhân nhắc tới vợ là người làm giàu chính cho gia đình chứ không phải đàn ông vì từ bao lâu nay phụ nữ mới là tay hòm chìa khóa cho cả gia đình.
Phụ nữ lớn lên với một thông điệp xã hội khác với nam giới. Họ được giáo dục trở nên "tốt đẹp" hơn là "giàu có". Đàn ông thường tiêu tiền cho việc xã giao bên ngoài để có các mối quan hệ, sử dụng tiền bạc để giữ thứ bậc, đẳng cấp trong xã hội. Họ cũng thường có xu hướng chi tiền cho bản thân nhiều hơn.
Hầu hết, phụ nữ dùng tiền để chăm sóc người khác, lo cho tương lai của bản thân và con cái. Họ không thiết đãi nhiều người mà họ thấy không cần thiết.
Đàn ông nên là người tập trung kiếm tiền còn việc cân đối tiền nong trong nhà nên là người phụ nữ. Việc quản lý gia đình, chăm sóc con cái, quản lý và chi tiêu tiền bạc trong gia đình không hề là việc dễ dàng gì, mọi thứ đòi hỏi phải cụ thể, chi tiết mà không phải đàn ông nào cũng có thể kham nổi.
Ví dụ như đàn ông có tiền trong tay nghĩ ngay tới việc mua chiếc điện thoại mới, mua cái laptop mới, cái máy ảnh kỹ thuật số...Trong khi đó, phụ nữ sẽ cân đối ra thành từng khoản, ví dụ một phần tiền ăn, một phần tiền điện nước... Nhờ cái kiểu tư duy chi tiết mà gia đình, chồng con mới được no đủ cả tháng, cả năm.
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trường hợp khi chồng giao hết tiền cho vợ thì cô ấy mua sắm, chi tiêu hết, thậm chí còn nợ nần. Thế nên là phụ nữ nên học cách kiểm soát tiền bạc, học các kỹ năng về tiền, không được xem nhẹ, có như thế mới được chồng tin tưởng là "tay hòm chìa khóa" cho cả gia đình.
Ví dụ như phải biết phân phối tiền mỗi tháng gồm những khoản nào: Một phần chi tiêu cố định, một phần chi tiêu đột xuất và có quỹ "vì tương lai".
Đừng quên tích lũy cho tương lai dù hiện tại có đang tiêu xài không hết đi chăng nữa. Cuộc sống này thay đổi không ngừng, không biết ngày mai rồi sẽ ra sao, thế nên người xưa dạy "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", "ăn bữa nay nhớ bữa mai".
Thế nên theo người xưa thì tốt hơn hết vẫn là phụ nữ là người giữ tiền và tìm cách "làm giàu bền vững" cho gia đình. Nhưng nếu vợ không cáng đáng nổi thì chồng nên phụ trách.
Ngay khi lập gia đình các đôi cần trò chuyện cởi mở và thẳng thắn với nhau về việc quản lý tài chính. Cần lên kế hoạch thu chi và vạch ra mục tiêu tài chính trong từng giai đoạn.
Hơn nữa, dù vợ hay chồng là người giữ tiền thì người kia cũng cần quan tâm và biết rõ các khoản thu chi để góp ý và phát hiện sớm các vấn đề không ổn, tìm cách khắc phục kịp thời.
Con cái
Người xưa nhận định con cái cũng là người làm giàu chính cho gia đình không có nghĩa là chúng ta phụ thuộc hoàn toàn cuộc sống của mình vào chúng, trong khi bản thân con cũng có những gánh nặng của tuổi trẻ, của gia đình của mình trong tương lai.
Ở đây, tạm hiểu là phúc đức có nhiều hay không còn phụ thuộc nhiều vào cách dạy con cái. Những năm cuối đời chúng ta thường nhìn vào con để sống tiếp, bao gồm cả khía cạnh tài chính lẫn tinh thần. Vậy nên, vui hay buồn tuổi giàn bị phụ thuộc vào vận trình của con lúc đó đang đi lên hay xuống.
Trong khi đó, tương lai của con trẻ lại phụ thuộc vào cách chúng ta nuôi dạy con từ nhỏ. Thế nên hãy thận trọng trong việc dạy dỗ con trẻ trong khoảng thời gian chúng đang ở trong vòng tay của chúng ta.
Phải hiểu rằng, nếu một đứa nhỏ sinh ra trong gia đình giàu có và được hưởng một khối lượng tài sản kếch sù do cha mẹ để lại thường không hiểu khó khăn vất vả, không biết kiếm tiền khổ cực đến thế nào. Do vậy, họ không biết trân quý đồng tiền, và tiêu tiền sẽ không tiếc tay, mua sắm đủ thứ, đến khi cần tiền thì thấy túi đã cạn.
Đó là chưa kể có những đứa trẻ còn phá tan sản nghiệp của gia đình tích lũy trong nhiều năm. Không biết quý trọng giá trị của đồng tiền thì cuối đời sẽ sống trong cảnh túng thiếu.