Các mốc phát triển của trẻ 6-12 tháng tuổi

22:00, Thứ bảy 31/12/2016

( PHUNUTODAY ) - Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì các mốc phát triển của trẻ trong các giai đoạn phát triển của trẻ là quan trọng nhất. Nhưng khi trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi thì bé có những sự thay đổi như thế nào?

Các mốc phát triển của trẻ 6-12 tháng tuổi

Với trẻ nhỏ, sự phát triển của các bé qua các thời kỳ là vô cùng quan trọng, vậy nhưng ở giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi, bé có những sự thay đổi như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Các mốc phát triển của trẻ 6-12 tháng tuổi

1.Trẻ biết bò, trườn khi được 6 – 10 tháng

Ở giai đoạn này, các bé sẽ sử dụng tay và đầu gối để thực hiện trườn hoặc bò. Nhưng vẫn có một số ít bé sẽ không bò trườn như thế mà sẽ dùng chân, bụng trượt tuột trên sàn hoặc thậm chí là cuộn người lại.

Trong giai đoạn này, các mẹ hãy dọn dẹp phòng ốc rộng rãi, loại bỏ những vật cản để bé có thể tự do vận động. Sau đó, bạn bỏ xuống sàn những món đồ mà bé ưa thích nhưng ở ngoài tầm với của bé để khuyến khích bé di chuyển.

3.cac-moc-phat-trien-cua-tre-tu-6-den-12-thang-tuoi-1-phunutoday.vn

 

 Lưu ý là các mẹ nên lót một tấm thảm mềm, êm dưới sàn để an toàn cho bé và cuối cùng là cùng bé thực hiện động tác này (có thể cả bố và mẹ cùng tham gia).

2. Trẻ bắt đầu tập đứng khi được 8 tháng

Đến khoảng 8 tháng tuổi, bé đã có thể thực hiện nhiều động tác như lăn qua, ngồi lên, bò trườn.  Cũng trong thời điểm này, bạn có thể giúp bé tập đứng vững vì khi đó thân người và những cơ bắp, cũng như đôi chân đã trở nên cứng cáp.Lúc mới tập đi, bé có thể bấu vịn vào bất cứ thứ gì mà chúng nghĩ là chắc chắn như một bên nôi, tay vịn ghế sofa, hoặc chân của mẹ.

Tuy nhiên, để an toàn cho bé, bạn nên mang những đồ vật không đủ vững chắc, đồ vật có cạnh sắc nhọn hoặc những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bé đi cất. Đến khoảng 10 hoặc 12 tháng, khi bé đã đứng vững và không cần nắm tay người lớn nữa thì bé có thể biết cách gập đầu gối để ngồi xuống hoặc đứng lên

3. Trẻ biết đi khi được 10 đến 18 tháng

Đây là những bước đi đầu tiên có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời của bé. Một trong những sự khác biệt giữa đi và bò, trườn là sự thay đổi về độ cao của trọng tâm cơ thể. Do đó, để có những bước đi vững chắc, nó đòi hỏi cơ bắp của bé phải đủ cứng cáp, được phối hợp, giữ được thăng bằng và một chút tự tin.

Khi bé đang trong giai đoạn tập đi, bé thường có xu hướng bám vào những đồ nội thất trong nhà và đi dọc theo đó. Khi quan sát thấy bé háo hức và không quay lại phía sau để nhìn thì có nghĩa là bé đang có những bước đi đầu tiên rất tốt.

4. Bé bập bẹ tập nói từ 8-12 tháng tuổi

Bé có thể nhận biết những từ thường nghe, biết nói các từ đơn giản như “baba” hay “mama” và có xu hướng “bắt chước” những hành động, cử chỉ của bạn như dùng lược chải đầu, cầm ly uống nước hay thậm chí là nói chuyện qua điện thoại.

3.cac-moc-phat-trien-cua-tre-tu-6-den-12-thang-tuoi-phunutoday.vn

 

 Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển

+ Mẹ nên trò chuyện với con:

Thường xuyên hơn vì đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của bé. Tỉ tê cùng con hằng ngày sẽ giúp con phát triển cảm xúc rất nhanh.

Mẹ cũng nên duy trì việc đọc truyện và chơi cùng con như trước đó.

+ Hãy chú ý an toàn cho trẻ:

Giờ đây, bé đã hiếu động hơn nên mẹ cần chú ý độ an toàn của không gian chơi đùa hơn nữa.

Để giúp bé tự do phát triển các giác quan và khám phá mọi thứ, các mẹ mua giấy, bút chì màu, các khối hình, hộp rỗng… cho con vừa vẽ vừa chơi.

+ Hãy khen trẻ khi bé làm tốt việc

Đừng tiếc lời khen thưởng nếu con làm tốt. Tuy nhiên, khi con nghịch ngợm, mẹ cần biết nói “không” và hướng dẫn lại cách làm cho con.

Mặc dù bé vẫn còn non nớt và chưa hiểu khuôn phép là gì, nhưng mẹ có thể bắt đầu chỉ bảo con những chuyện không nên làm để bé có cách hành xử đúng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link