Cách cúng rằm tháng 7 và cúng “cô hồn” như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dân gian quan niệm, trong tháng 7 Âm - tháng của ma quỷ, nếu cúng cô hồn sai cách thì sẽ vô tình rước vong về nhà.

Trong dịp lễ Vu Lan, người dân nói chung và bà con Phật tử ngoài việc lên chùa cài hoa hồng, tụng kinh cầu siêu, cúng dường trai tăng… còn thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát (còn gọi là lễ xá tội vong nhân).

Khóa lễ xá tội vong nhân nhằm giúp những người đã mất được tha thứ mọi lỗi lầm. Đây cũng là dịp để cho những vong hồn có tội ăn năn, sám hối. Ngày này dân gian còn gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn.

Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được thực hiện trong cùng ngày rằm tháng bảy. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

Cúng Phật

Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày Báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Cúng thần linh, gia tiên

Một số người Việt Nam tin rằng mỗi năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Cách cúng rằm tháng 7 và cúng “cô hồn” như thế nào?

Tháng 7 nhiều người đi lễ chùa để cầu an cho người sống, cầu siêu cho người đã khuất

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng theo giáo lý nhà Phật việc cúng chay tốt hơn.

Cúng “cô hồn” như thế nào?

Người xưa cúng cô hồn ở các ngã ba đường. Vì ngã ba đường được xem là nơi giao lưu, những người đi bộ thường gặp nhau ở đây, người ta nói ma quỷ cũng đi theo những con đường của con người nên đây cũng là nơi ma quỷ hay đi qua. Vật cúng mang ra rồi thì ai lấy cũng được, người cúng không mang về, nếu không có ai lấy thì phải bỏ luôn.

“Cô hồn” được xem như một loại hình ma quỷ không tuân theo một nguyên tắc nào nên vì một miếng ăn họ sẽ giành giật với nhau. Những người đến giật được xem như sự tái hiện của những cô hồn, gia chủ vui mừng vì xem như khi cúng đã được cô hồn chứng.

Cũng theo quan niệm của người Việt, nếu ngày này vừa mang đồ cúng nhưng chưa kịp thắp nhang đã có người đến giật thì phải quăng hết đồ cúng đi, không được giật lại vì như vậy là giành giật với “cô hồn”. Hay trong thời gian thắp nhang có người trực chờ sẵn để giật thì đó là điều may mắn với gia chủ.

Cách cúng rằm tháng 7 và cúng “cô hồn” như thế nào?
Ảnh minh họa

Ngày nay, mâm cỗ cúng cô hồn thường có:

- Muối gạo (1 dĩa)

- Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ ) , hay là cơm vắt : 3 vắt

- 12 cục đường thẻ .

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc .

- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

- Nước : 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

Chú ý: Không cúng xôi, gà, đồ mặn. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Sở dĩ cháo không thể thiếu cháo loãng vì dân gian quan niệm rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.

Như vậy, những điều kiêng kỵ trong tháng “cô hồn” đều thiếu cơ sở khoa học mà chỉ là thói quen và tâm lý “có kiêng có lành” của người Việt.

Nên cúng cô hồn vào thời điểm nào trong ngày?

Để người dân thực hiện việc cúng lễ rằm tháng 7 thế nào đúng đắn nhất, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã từng dạy rằng: “ Ngày Rằm tháng 7 không phải ở chỗ mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi người.

Trong ngày này, các gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên… vào ban ngày, sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và bàn thờ người thân.

Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.”

Việc cúng Rằm tháng 7 tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

Nhân duyên đôi lứa mãi mãi bền chặt với 7 vật phẩm phong thủy sau
Nhân duyên đôi lứa mãi mãi bền chặt với 7 vật phẩm phong thủy sau
(Khám phá) - (Phunutoday) - Từ góc độ phong thủy, một số vật trang trí trong nhà cũng có thể mang đến sự hòa thuận, yên ấm cho đời sống vợ chồng.
Lưu ý phong thủy mang lại bình an trong tháng 7 cô hồn
Lưu ý phong thủy mang lại bình an trong tháng 7 cô hồn
(Khám phá) - (Phunutoday) - Theo quan niệm dân gian trong tháng cô hồn dễ bị gặp điềm xui, vậy sau đây là những cách tránh điềm xui và bảo hộ vận khí của bạn.
Phân biệt ngày lễ Vu Lan báo hiếu và “ngày xóa tội vong nhân”
Phân biệt ngày lễ Vu Lan báo hiếu và “ngày xóa tội vong nhân”
(Khám phá) - (Phunutoday) - Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, nhà nhà thường sắm sửa đồ lễ để cúng chúng sinh và lễ Vu Lan. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa hai ngày
Tháng cô hồn và những điều nên làm trong tháng
Tháng cô hồn và những điều nên làm trong tháng
(Khám phá) - (Phunutoday) - Theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng cô hồn, ngày ma quỷ được tự do về dương thế. Vì vậy bạn nên biết những điều nên làm tháng cô hồn.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

Thu