Cách trồng nấm rơm trên mùn cưa
Rất nhiều người hiện nay đang có xu hướng trồng nấm tại nhà thay cho việc phải mua nấm rơm ở ngoài chợ vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa không chất lượng bằng, sau đây là những thông tin về cách trống nấm rơm trên mùn cưa rất đơn giản, tiện dụng. Hy vọng những cách làm đó sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn muốn thử sức với nấm rơm nhé!
Các bước chuẩn bị để trồng nấm rơm trên mùn cưa
Kỹ thuật ủ mùn cưa – xử lý nguyên liệu:
Đối với mùn cưa, ta dùng nước vôi tỉ lệ 1% tưới đều lên đống ủ đảm bảo độ ẩm nguyên liệu từ 50% đến 60% trong khoảng thời gian 15 ngày. Trong quá trình ủ, cứ khoảng 3 ngày đảo nguyên liệu 1 lần giúp đống ủ được đều.
Lưu ý khi ủ mùn cưa: Ta phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm đống ủ. Nếu bị khô cần phải bổ xung thêm nước vôi để luôn giữ được độ ẩm cho mùn cơ.
Tại sao phải ủ mùn cưa?
Trồng nấm rơm trên mùn cưa |
Nguyên nhân là do khi phân giải các thành phần của mạt cưa thành các chất dễ tiêu giúp nấm hấp thu tốt hơn.
Ủ kích thích xạ khuẩn phát triển giúp phân hủy mùn cưa được tốt hơn.
Quá trình ủ cũng cũng góp phần làm chín nguyên liệu và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong mùn cưa.
Cung cấp dinh dưỡng cho mùn cưa:
Để có thể nâng cao năng suất, chúng ta có thể phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ, chủ yếu bao gồm: Phân hữu cơ (như phân chuồng, phân hữu cơ từ xác thực vật...), phân vô cơ (ure, DaP, SA, NPK...) và khoáng (tro,…)
Lưu ý khi bón trộn:
Các loại phân hữu cơ bổ xung không quá 20% khối lượng đống ủ.
Phân vô cơ bổ xung không quá 5 0/00 khối lượng đống ủ
Khoáng cần bổ xung khoảng 1%.
Gieo trồng:
Khi gieo nấm, ta sử dụng khuôn có dạng hình thang đáy cụt, hai mặt hở (chiều ngang từ 40 - 50 cm, chiều dài từ 60 - 120 cm, cao 40 cm). Nguyên liệu được nhồi vào khuôn thành từng lớp dày một tấc (10 cm), sau đó, cấy giống thành từng điểm, cách bìa mô từ 5- 10cm và cách nhau khoảng 20 cm. Chiều cao mô tùy theo mùa, như mùa lạnh, chất mô cao cấy khoảng 4 lớp; ngược lại mùa nóng, chất mô thấp cấy khoảng 3 lớp. Do đây là một trong những khâu quan trọng nhất để quyết sự phát triển của nấm nên các bạn cũng hãy chú ý đến công đoạn này nhiều hơn.
Quá trình chăm sóc và thu hoạch nấm rơm
Ở giai đoạn nuôi ủ tơ (ươm sợi): Sau khi làm xong mô phải phơi mô khoảng hai đến ba nắng cho khô bề mặt (tránh mốc hoặc nhiễm tạp), sau đó ta là làm áo mô. Áo mô là phần bao phủ bên ngoài, nhằm che chắn bớt ánh sáng và giữ ấm cũng như ẩm cho mô nấm.
Cần phải chăm sóc cẩn thận từ khi nấm mọc |
Theo kinh nghiệm trồng của nhiều người thì ta nên lấy rơm phủ thành 2 lớp. Lớp mỏng chủ yếu là rơm vụn, lót (đệm) ở trong; lớp dày, rơm tốt hơn, để che chở ngoài. Tùy vào từng thời tiết mà ta có thể có chế độ che chắn cây trồng cho phù hợp.
Trong giai đoạn nuôi ủ tơ, vấn đề giữ ấm cho mô nấm rất quan trọng. Do đó, cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế. Nhiệt độ trong mô luôn phải giữ trên 35oC, nếu xuống thấp, có thể mô bị thiếu ẩm(nước) hoặc thời tiết lạnh, vì vậy các bạn nên có một số cách để chống sự thiếu ẩm của mô.
Lưu ý trong giai đoạn ủ tơ: Bạn hạn chế tưới nước, vì nấm dại dễ phát triển, ảnh hưởng đến nấm trồng. Nhưng vào những tháng nắng gắt, mô nấm bị mất nhiều nước hoặc nhiệt độ trong mô tăng cao, nên tưới nước nền đất xung quanh mô, để hạ nhiệt và bổ sung độ ẩm cho mô.
Ở giai đoạn tưới đón nấm: Thông thường đến ngày mười hai, sau khi xếp mô, tơ nấm rơm bắt đầu xuất hiện và đan thành mạng nhện bên hông mô hoặc ngửi thấy mùi meo nấm rơm. Lúc này, lượng nước tưới nhiều hơn và đều khắp mặt mô nấm. Nước sẽ làm giảm nhiệt độ, kích thích tơ nấm kết quả thể. Ở giai đoạn này, cần lấy bớt áo mô để cho thoáng khí và mỗi sáng khoảng 8 - 9 giờ, nên phơi mô trần dưới nắng 20 - 30 phút. Nhờ ánh sáng các nụ nấm sẽ phát triển tốt hơn. Sau đó tưới nước và đậy áo mô lại.
Các bạn khi trồng cũng phải lưu ý: Thời gian thu hoạch một đợt nấm chỉ kéo dài từ 3 - 4 ngày, nhiều nhất vào ngày thứ 2 và 3, còn ngày đầu và cuối thường không đáng kể.
Hiện nay đã có rất nhiều nơi áp dụng phương pháo trông nấm rơm trên mùn cưa và đạt những hiệu quả kinh tế cao. Như chúng ta đã thấy, nguồn nguyên liệu đã được làm mềm hoá bởi vi sinh vật hoặc nấm khác thành cơ chất thích hợp cho nấm rơm. Rất dễ dàng bổ sung các chất dinh dưỡng thích hợp cho nấm rơm, dễ thanh trùng và hiệu quả năng suất nấm cao hơn trồng trên rơm!
Chúc các bạn có thể áp dụng những phương pháp này để có thể tự sản xuất ra loại nấm rơm của riêng mình.
3 cách làm nước rửa chén rẻ tiền, sạch bong, không hóa chất (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường, chúng tôi giới thiệu với các bạn 3 cách làm nước rửa chén rẻ tiền, sạch bong, không hóa chất sau. |
Cách làm sữa chua cà phê ngon mê ly (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Một tách cà phê pha thêm chút sữa chua sẽ cực kỳ thú vị. Cùng chúng tôi tham khảo công thức làm sữa chua cà phê ngon mê ly này nhé. |